Nhiều năm nay, gần 300 học sinh và hàng chục giáo viên trường Tiểu học cơ sở Nguyễn Trăi, xă Ia Piar, Phú Thiện, Gia Lai phải “sống chung” với gần 400 bộ hài cốt chôn trong khuôn viên trường.
Điểm trường trung tâm của Trường Tiểu học cơ sở Nguyễn Trăi chỉ với chưa đầy 10 pḥng học nhưng lại bị cách xa nhau hàng trăm mét v́ những “làng ma“ chia cắt
Số hài cốt nhiều hơn số học sinh
Nằm ngay bên quốc lộ 25 nhưng Trường Tiểu học cơ sở Nguyễn Trăi (xây dựng từ những năm 1987) lại khá ẩm thấp và u ám. Không chỉ vậy, trường c̣n bị 5 khu nhà mồ với hơn 30 ngôi mộ vừa ch́m vừa nổi, chứa đến gần 400 bộ hài cốt, bao vây, khiến việc dạy và học nơi đây bị ảnh hưởng rất nhiều.
Thầy Nguyễn Văn Linh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường Tiểu học Nguyễn Trăi có 547 học sinh (trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 99,2%) chia làm 20 lớp với 27 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Trường gồm 3 điểm trường: điểm trường trung tâm với 272 học sinh, điểm trường làng Plei Ksing A, B có 174 học sinh (6 lớp) và điểm trường làng Plei Gook có 104 học sinh với 4 lớp.
Mỗi ngôi mộ chứa hàng chục bộ hài cốt được chôn theo phong tục của người J'rai
Trong đó, điểm trường trung tâm gồm 272 học sinh với khoảng 8 pḥng học, nhưng bị chia làm 2 nơi (cách nhau chừng 300m) bởi các khu nhà mồ của làng Plei Trang, xă Ia Piar. Không chỉ bị chia cắt làm 2 do các ngôi mộ nằm ngay trong khuôn viên trường, mà một số pḥng học nằm phía nam của trường c̣n bị 2 khu nhà mồ khác “bao vây”.
Dăy pḥng học phía nam này bị 3 khu nhà mồ (là những lùm cây um tùm bên phải) nằm sát dăy pḥng học bủa vây
Khu nhà mồ trên h́nh thành từ những năm 1963, những hài cốt ở đây đều được chôn cất theo phong tục sống cùng làng, chôn cùng mồ của người J’Rai. Nếu trong làng có người chết, người thân và làng xóm sẽ lấy một chiếc quan tài bằng thân gỗ đă đục sẵn, bỏ người đă khuất vào trong thân gỗ này để chôn. Sau khi chôn và khỏa lấp người chết xuống ḷng đất, nếu trong làng có người chết tiếp theo, th́ những người sống lại bới đất, mở nắp chiếc quan tài trên dồn xương người chết trước về một phía (nếu xác vẫn chưa phân hủy hết phần mềm th́ sẽ bị xẻ thịt người chết trướcmang cho chim kền kền ăn), rồi đặt người mới chết vào trong quan tài, không quan tâm đến việc xác người chết trước đă phân hủy hay chưa. Cứ như vậy, cho đến khi chiếc quan tài đầy xương th́ sẽ được người làng làm lễ bỏ mả, thôi thờ cúng và chôn cất trong ngôi nhà mả này, để “khai lập” ra một ngôi nhà mả khác.
Dăy nhà mồ chừng 20 ngôi mộ với khoảng 250 bộ hài cốt, nằm gần một số pḥng học phía bắc chia ngôi trường thành 2 nơi, thu hẹp diện tích vui chơi của các em học sinh
Chính v́ vậy, khu nhà mồ nằm trong khuôn viên trường Tiểu học Nguyễn Trăi có 24 ngôi mộ nhưng lại có đến khoảng 250 bộ hài cốt. Khu nhà mồ này chính là nguyên nhân chia cắt trường Nguyễn Trăi thành 2 khu tách biệt, thu nhỏ diện tích vui chơi của các em học sinh trong trường. Ngoài 2 khu nhà mồ lớn này, xung quanh dăy pḥng học phía nam của trường c̣n bị 4 khu nhà mồ khác “bao vây”, với khoảng 124 bộ hài cốt, cùng với 1 ngôi mộ được chôn tượng trưng quần áo của 4 người chết mất xác do bom đạn chiến tranh, trong đó có 2 liệt sĩ vẫn chưa được quy tập.
Thầy Nguyễn Văn Linh chỉ dưới lùm cây này là một nhà mả có đến hàng chục bộ hài cốt
Tất cả những khu nhà mồ “dị biệt” trên đều chỉ cách các pḥng học của các em học sinh chừng vài mét. Chính v́ vậy, “làng ma” trên không chỉ gây tâm lư lo sợ, ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học của những học sinh tiểu học cùng các giáo viên đang giảng dạy tại trường, thu hẹp diện tích vui đùa của các em thiếu nhi, mà ít nhiều cũng tác động đến môi trường trong toàn trường.
Trồng hoa quanh nhà mồ để bớt sợ hăi
Thầy Linh bộc bạch: “Trước đây, khu nhà mồ trên cây cối mọc um tùm, khiến học sinh và giáo viên rất ái ngại, sợ hăi. Đặc biệt là những em học sinh, do c̣n nhỏ tuổi nên các em rất sợ không dám ra sân chơi”.
Những nhà mả trước kia um tùm cây cối, mái che cùng nhiều vật dụng được chia theo người chết giờ đă được dọn sạch
Trước t́nh h́nh trên, để giảm sợ hăi và ô nhiễm môi trường, ngoài tuyên truyền bà con trong thôn Plei Trang không chôn cất tại khu nhà mả này nữa, nhà trường cùng chính quyền địa phương đă được bà con trong thôn đồng ư cho phát cây, dọn sạch 2 khu nhà mồ lớn nhất. Nhà trường cũng vận động giáo viên và phụ huynh chở đất rải xung quanh mà mồ, mua hạt hoa rừng về rải xung quanh mộ, vừa làm đẹp mộ, vừa giảm cảm giác sợ hăi và cải thiện môi trường.
Đất đen vừa được chở về rải xung quanh các nhà mả và đă được gieo những hạt hoa rừng
Ông Ngô Minh Cảnh - Chủ tịch UBND xă Ia Piar - cho biết, trước đây xă, huyện đă hỗ trợ cho dân làng tổ chức lễ bỏ mả và làng đă cam kết không chôn thêm mộ mới nữa. C̣n việc di dời mồ mả ra khỏi trường là việc phải làm nhưng xă không có kinh phí thực hiện nên c̣n phải chờ vào sự hỗ trợ từ cấp trên.
( theo dantri )