Tuy không c̣n chen lấn, giẫm đạp trong ngày đầu phát ấn (15 tháng Giêng), nhưng vẫn c̣n vô số cảnh tượng chướng tai, gai mắt khiến việc đi lễ đền Trần của du khách c̣n rất nhiều trần ai.
Hỗn tạp, nhem nhuốc
Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến đền Trần (phường Lộc Vượng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định) trong ngày lễ hội của du khách có lẽ không phải là không gian linh thiêng, nghiêm trang của ngôi đền thờ tri ân công đức 14 vị vua Trần mà chính là sự hỗn tạp với những h́nh ảnh nhem nhuốc vẫn thường thấy ở các lễ hội đầu năm.
Chen chân vào lễ tối 5.2.
Trên con đường dài gần 1km, hàng quán được dựng san sát trên vỉa hè với “thập cẩm” những món hàng được bày bán từ đồ lễ, cây cảnh, đồ giả cổ cho đến hàng điện tử và lác đác cạnh đó là những gian hàng vui chơi có thưởng bằng tiền được biến tấu từ các tṛ chơi dân gian...
Hàng ăn với đa số là các món thông thường như ḿ, bún, phở, nếu không hỏi giá trước chắc hẳn khi thanh toán khối thực khách giật ḿnh. Một bát phở hoặc ḿ ăn liền được bổ sung thêm vài miếng thịt mỏng có giá từ 30.000 - 50.000 đồng. Trứng gà, trứng vịt luộc được bán với giá đồng hạng 10.000 đồng/quả… Tuy nhiên, với giá cả như vậy, nhiều du khách vẫn cố “nhắm mắt cho qua”.
Chị Thu Hoài (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Đầu năm đi nhiều lễ hội giá cả hàng ăn ở đây như vậy cũng không có ǵ lạ. Tuy cao, nhưng cũng thông cảm một năm có mỗi mấy ngày lễ hội, mà đây là khu biệt lập, chặt chém thế nhưng khách không muốn vẫn phải ăn”.
V́ lễ hội khai mạc vào ban đêm và lễ phát ấn được tổ chức vào sáng sớm, nên khá nhiều du khách ở các tỉnh, thành lân cận đă lên kế hoạch ngủ lại để sáng ngày 6.2 (rằm tháng Giêng) vào xin ấn sớm. Nhưng khi bước chân vào nhà nghỉ thuê pḥng, hỏi về giá pḥng, nhiều người phải lắc đầu thay đổi kế hoạch.
Cảnh tượng khá b́nh yên, trật tự vào sáng đầu tiên tổ chức phát ấn (6.2).
Một nhân viên lễ tân của khách sạn Hoàng Nguyên (cách đền Trần khoảng 1km) cho biết: “Giá ngày b́nh thường ở đây là 200.000 đồng/pḥng, c̣n hôm nay giá là 1.500.000 đồng/pḥng nhưng pḥng gần như đă kín hết và được đặt trước đó nhiều ngày”.
Xa hơn một chút, nằm trong ngơ khuất là nhà nghỉ Thành Đạt được chủ nhà ra chào mời như “đuổi khách” với giá 1.000.000 đồng/pḥng (theo t́m hiểu, giá thường ngày ở khách sạn này một ngày đêm chỉ có giá 120.000 đồng/pḥng).
Ngồi không thu tiền là dịch vụ trông xe, gửi ô tô được định giá dao động từ 150.000 - 400.000 đồng/xe tùy thuộc vào chủng loại xe; xe máy được thu đồng hạng 20.000 đồng/xe.
Chặt chém là một chuyện, nhưng buồn nhất chính là vấn nạn ăn xin. Gần như cứ cách 2m trên đoạn đường vào đền lại là h́nh ảnh một người ăn xin nằm, ngồi vạ vật ngay dưới ḷng đường.
Đau ḷng nhất, có lẽ là h́nh ảnh những đứa bé mới 2 đến 3 tuổi, trong thời tiết lạnh giá mưa phùn bị bố mẹ đem ra đặt ngay giữa ḷng đường để làm nhiệm vụ… xin tiền. Lâu lâu, lại thấy ông bố, bà mẹ đó quay lại thu gom tiền để rồi lại tất tả chạy về cổng đền, để đổi tiền lẻ cho du khách.
Nhiều tiền th́ nhiều ấn
Năm nay, việc mở đến 13 lớp rào chắn ngay trước cổng đền và không cho người dân trực tiếp tham gia vào lễ kiệu ấn dường như vẫn chưa thể giải quyết vấn nạn ùn tắc. Ngay đêm khai hội 5.2 (tức 14 tháng Giêng), bất chấp giá lạnh, mưa phùn, hàng đoàn người vẫn ùn ùn đổ về đền Trần. Sau lễ rước kiệu ấn, cảnh tượng chen lấn, leo rào vào cướp đồ thờ cúng vẫn diễn ra trong sự bất lực của lực lượng an ninh.
Ông Nguyễn Xuân Hoạt – Trưởng ban quản lư đền Trần (Nam Định): “Việc không c̣n nạn chen lấn, xô đẩy trong ngày phát ấn là một tín hiệu vui của Lễ hội đền Trần. Đây sẽ là giải pháp để đền Trần tiếp tục sử dụng trong những năm sắp tới”.
Thật may, trong lễ phát ấn chính thức diễn ra từ 7 giờ 15 phút sáng 6.2, cảnh tượng chen lấn đă không c̣n tái diễn. Việc có đến 4 điểm phát ấn, cộng với làm việc khá kiên quyết của lực lượng an ninh đă phần nào giảm được t́nh trạng chen lấn. Gần như chỉ sau 1 giờ phát ấn, hầu hết những người tham gia lễ hội đều đă nhận được những lộc ấn cho riêng ḿnh, kết thúc một chuyến du xuân vất vả.
Nhưng so với thông báo ban đầu mỗi người chỉ được nhận tối đa hai lộc ấn và người phát ấn không được nhận tiền trực tiếp từ người xin ấn, th́ dường như việc “tùy tâm” bỏ lễ đă làm xuất hiện cái giá mặc định 20.000 đồng/lộc ấn cho vào ḥm công đức, đồng nghĩa với việc cho càng nhiều tiền sẽ càng nhận được nhiều ấn.
Không khó để nhận thấy khá nhiều người, đặc biệt là những người dân bản địa cầm trên tay cả một tập ấn. Và rất có khả năng, đây sẽ là một món hàng “béo bở” được bán trong những ngày sắp tới.
Hoàng Minh – Đàm Duy
Theo DânViệt