Trung Quốc đang từng bước tạo dựng các mối liên kết quân sự tại châu Phi và Ấn Độ Dương nhằm bảo vệ các lợi ích kinh tế của Bắc Kinh trong khu vực.
Trong 3 tuần qua, Bắc Kinh đă cam kết ủng hộ lực lượng Uganda hoạt động tại Somalia và trợ giúp quần đảo Seychelles chiến đấu với hải tặc. “Rơ ràng là các lănh đạo Trung Quốc đă nhận ra rằng sức mạnh quân sự sẽ đóng một vai tṛ lớn hơn trong việc bảo vệ các các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài”, chuyên gia Jonathan Holslag từ Viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại Brussels nhận định.
Các binh sĩ Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập chống khủng bố với Pakistan tại thành phố Jhelum, Pakistan.
Ông Holslag nói thêm rằng Ấn Độ Dương là khu vực chiến lược v́ 85% lượng dầu nhập khẩu và 60% sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc đi qua vịnh Aden.
Trung Quốc cho tới nay không có căn cứ quân sự nào trong khu vực: sự hiện diện quân sự của nước này ở Ấn Độ Dương giờ đây chỉ bao gồm 3 tàu tại vịnh Aden để chống lại hải tặc Somali.
Hiện tại, hợp tác giữa Trung Quốc và các ḥn đảo ở Ấn Độ Dương vẫn hạn chế “do sự trao đổi quân sự c̣n ít, nhưng đang mở rộng hơn và có tổ chức hơn”, ông Holslag nói.
“Sự hiện diện hải quân của Trung Quốc tại vịnh Aden có tầm quan trọng lớn cả về ngoại giao và tượng trưng”, Frans-Paul van der Putten, một nhà nghiên cứu tại Viện quan hệ quốc tế Clingendael (Hà Lan), nói.
“Tượng trưng là v́ nó chứng minh với các quốc gia khác rằng Trung Quốc là một cường quốc hải quân đang nổi, và ngoại giao là v́ Trung Quốc sử dụng các tàu hải quân của nước này cho các chuyến viếng thăm tới các cảng dọc bờ Ấn Độ Dương, giúp tăng cường quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong khu vực”, ông Frans-Paul van der Putten nói.
Trong chuyến thăm bất ngờ của Bộ trưởng quốc pḥng Trung Quốc Lương Quang Liệt hồi đầu tháng này, quần đảo Seychelles đă đề nghị Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự trên quần đảo này để giúp chiến đấu với nạn hải tặc ở Ấn Độ Dương.
Seychelles loại trừ khả năng có một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở nước này, nhưng đang cân nhắc về đề nghị Bắc Kinh cho các máy bay trinh sát và tàu tuần tra đóng tại đây, giống như Mỹ và châu Âu đă làm, Bộ trưởng ngoại giao Seychelles Jean-Paul Adam cho biết.
“Trung Quốc cần cơ sở hạ tầng cảng để tiếp viện cho các tàu của nước này ở Ấn Độ Dương và có thể là một khu vực rộng hơn”, Mathieu Duchâtel, từ Viện nghiên cứu hoà b́nh quốc tế Stockholm nói.
Với trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đạt 126,9 tỷ USD hồi năm ngoái, các lợi ích là khá lớn.
Các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giữ an toàn thương mại không bị giới hạn bởi các vùng biển. Tại lục địa châu Phi, Trung Quốc đă thiết lập một loạt các công ty hợp tác trong nỗ lực nhằm đảm bảo các khu vực đầu tư của nước này.
Somalia, quốc gia đă lâm vào nội chiến trong 2 thập niên qua, “có ư nghĩa đặc biệt quan trọng với Trung Quốc”, chuyên gia Jonathan Holslag nói.
Bắc Kinh đă hứa với Uganda về khoản tiền 2,3 triệu USD nhằm chi trả các chi phí của quân đội nước này trong lực lượng Liên minh châu Phi ở Somalia (AMISOM).
“Bắc Kinh không chỉ ư thức rất rơ rằng một quốc gia bất ổn là thiên đường cho những tên hải tặc vốn đe doạ các tàu cá và tàu buôn của nước này ở Ấn Độ Dương mà c̣n xem đó là nơi nuôi dưỡng sự bất ổn và khủng bố tại các quốc gia châu Phi khác, nơi Bắc Kinh có các lợi ích kinh tế quan trọng”, ông Holslag nói.
Ông Holslag cũng nói thêm rằng Trung Quốc “đang để mắt tới các nguồn dự trữ dầu mỏ tại Ethiopia” và các công ty Trung Quốc đă bắt đầu liên kết Ethiopia với cảng Berbara tại vùng ly khai Somaliland.
“Trung Quốc liên lạc thường xuyên với các quan chức từ Ethiopia, Kenya, và Somaliland về an ninh ở vùng Sừng châu Phi”, ông Holslag nói thêm.
Cả Washington và New Delhi, đều đă lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc tại Thái B́nh Dương, tỏ ra xem nhẹ về các tham vọng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
“Có vẻ như lúc này Ấn Độ và Mỹ không chú ư lắm tới các hành động quân sự tương đối khiêm tốn của Trung Quốc ở vùng Ấn Độ Dương”, nhà nghiên cứu Hà Lan Frans-Paul van der Putten nói.
Tuy nhiên, “Mỹ dường như hoan nghênh sự tham gia nhiều hơn của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống như hải tặc, nhưng cùng lúc đó lo ngại rằng sự ảnh hưởng quốc tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc sẽ đe doạ các lợi ích của Mỹ.
Tại Ấn Độ, có những lo ngại về khả năng gây dựng một cường quốc quân sự Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.
Điều này có thể ảnh hưởng tới thế cân bằng địa chính trị giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt là liên quan tới các khu vực biên giới tranh căi giữa 2 nước và liên quan tới mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, một quốc gia có quan hệ thân thiết với Trung Quốc”, ông Frans-Paul van der Putten nhận định.
An B́nh
Theo AFP