Sau quyết định bán vũ khí cho Đài Loan, Mỹ đang phải nỗ lực vừa vỗ về Đài Loan vừa xoa dịu Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không thế nhẫn nhịn được mãi nếu Washington cứ lấn tới.
Mỹ đang sai lầm nếu khẳng định mối quan hệ với Trung Quốc sẽ bình thường hóa sau kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan. Quyết định bán vũ khí của chính quyền Obama trị giá 5,8 tỷ USD cho Đài Loan khiến Trung Quốc giận giữ, làm mờ đi mối quan hệ song phương tại thời điểm bất ổn kinh tế toàn cầu, gia tăng căng thẳng tại khu vực biển Đông và ngay trước thời điểm xảy ra bầu cử ở Trung Quốc. Thêm vào đó là các cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ và Đài Loan vào năm tới, rõ ràng rằng đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm trong quan hệ Trung-Mỹ.
Không giống như kế hoạch bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan được khởi xướng bởi Tổng thống George W. Bush trong năm 2008 và được thực hiện dưới chính quyền Obama năm ngoái, hợp đồng vũ khí mới đây của ông Obama cho Đài Loan phản ánh hành động của chính quyền Obama nhằm cân bằng lợi ích một cách tinh tế giữa những mối quan hệ phức tạp, vừa vỗ về Đài Loan vừa xoa dịu Trung Quốc. Bằng cách cung cấp một những gói cước kinh doanh vũ khí lớn nhất cho Đài Loan, Nhà Trắng hy vọng sẽ đáp ứng nhu cầu tiếp tục hỗ trợ chính trị và quân sự của Mỹ đối với Đài Loan, trong khi cố vấn Tổng thống Mỹ luôn lưu ý nguy cơ đối mặt với các mối đe dọa trả đũa từ Bắc Kinh.
Bắc Kinh chắc chắn sẽ không nhẫn nhịnđược mãi nếu Washington cứ lấn tới.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, bằng lựa chọn nâng cấp máy bay chiến đấu của Đài Loan F16 A/B thay vì cung cấp mô hình máy bay chiến đấu loại mới nhất F16 C/D theo yêu cầu của Đài Loan, Obama đã cố gắng để hạ nhiệt và làm mềm phản ứng giận giữ của Bắc Kinh. Thật vậy, bài xã luận của phương Tây đã phân tích phản đối kịch liệt dự kiến từ Trung Quốc chỉ đơn giản là hình thức và nhanh chóng bị bác bỏ. Chính phủ Trung Quốc chỉ có thể gây ra sấm sét chứ không thể gây mưa, họ dự đoán.
Trước mắt, Trung Quốc có thể thực hiện một số phản ứng trả đũa sau phản ứng đe dọa, nhưng mối quan hệ song phương sẽ nhanh trở lại bình thường, như chúng ta đã chứng kiến năm ngoái. Mỹ đưa ra những cám dỗ để Trung Quốc tin rằng có thể có tất cả: cơ hội phát triển ngành công nghiệp vũ khí tại Bắc Kinh, sự hiện diện của chiến lược ở Đông Á và đòn bẩy chính trị trong quan hệ Trung Quốc đại lục với Đài Loan, những lời ngon ngọt nhằm duy trì quan hệ chính trị và kinh tế với Bắc Kinh.
Mặt khác, khi điều kiện kinh tế và quân sự của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, Bắc Kinh sẽ ngày càng phụ thuộc mạnh mẽ vào Washington trong những năm tới. Thực tế cho thấy những gì đã, đang và sẽ xảy ra vẫn là cái vòng tuần hoàn Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan với quy mô lớn, tiếp theo là phản ứng phẫn nộ và những lời đe dọa từ phía Trung Quốc, sau đó là sự bình thường hóa quan hệ giữa hai bên, không thể đi quá giới hạn.
Do đó, Trung Quốc chỉ nói mà không dám làm, sự trả đũa của Trung Quốc với Mỹ thực sự bị giới hạn. Dễ hiểu bởi sự kinh tế Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nền Mỹ nhiều hơn, nguồn vốn đầu tư hàng năm trong thương mại song phương ngày càng tăng cao. Do đó, bất kỳ sự trừng phạt nào của Trung Quốc đối với các công ty Mỹ cũng có thể làm tổn thương đến lợi ích Trung Quốc.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng phải cân bằng việc phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan với việc hỗ trợ chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu, người Bắc Kinh hy vọng sẽ thắng trong cuộc bầu cử vào năm tới.
Đáp lại, ông Mã ủng hộ mối quan hệ ổn định và gần gũi hơn với Đại lục trong khi vẫn nỗ lực kiếm tìm những hợp đồng vũ khí từ Mỹ. Nỗ lực nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của Đài Loan hơn là mong muốn nhận được sự bảo trợ từ Washington đối với Đài Bắc. Do vậy, Đài Loan cũng phải lựa chọn và quản lý tốt nhất mối quan hệ đối với hai người khổng lồ Trung Quốc và Mỹ nhằm tránh gây thù chuốc oán mang họa vào thân.
Tuy nhiên, về lâu dài, nếu Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan sẽ có tác động tiêu cực sâu sắc về cách lục địa Trung Quốc cảm nhận. Một cuộc thăm dò ý kiến trực tuyến gần đây ở Trung Quốc cho thấy 84% phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, với 76% yêu cầu Chính phủ Trung Quốc áp dụng các biện pháp trả đũa mạnh mẽ, hơn 50% yêu cầu các biện pháp trừng phạt chống lại doanh nghiệp Mỹ.
Trong khi các cuộc thăm dò tương tự trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho thấy sự tức giận của công chúng Trung Quốc còn tăng lên, chắc chắn đây không phải là tin tốt đối với Mỹ.
Trung Quốc phải chịu áp lực ngày càng lớn trong việc thực hiện hành động cấm vận nhằm chống lại việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Bắc Kinh sẽ tiếp tục tăng cường theo dõi diễn biến quân sự trên đảo Đài Loan. Nếu doanh số bán vũ khí Mỹ tiếp tục tăng, Trung Quốc chắc chắn sẽ phải hành động trả đũa, dẫn đến một cuộc chiến chưa xác định kẻ thắng người thua.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc là một thực tế, và Mỹ cần phải hiểu rằng bán vũ khí cho Đài Loan không thể thay đổi cán cân quyền lực tại eo biển Đài Loan. Do đó, Washington cần có tầm nhìn dài hạn nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Về phần mình, Trung Quốc cần phải trấn an Đài Loan rằng đại lục sẽ không sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu thống nhất đất nước.
Cuối cùng, Washington và Bắc Kinh cần phải làm mềm nhận thức cứng rắn về nhau như hai kẻ thù truyền kiếp ở cả hai nước, xóa đi những mối nghi ngờ sẽ xảy ra một cuộc chiến không tránh khỏi giữa hai bên.
Hoàng Linh (theo Diplomat)