Triều Tiên luôn "khát" các nguồn viện trợ lương thực từ nước ngoài để đối phó với nạn đói. Và cũng như nhiều quốc gia cùng chung cảnh ngộ, họ thường gặp khó khăn trong việc giành được các gói viện trợ quốc tế.
Không chỉ có điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt với mùa đông lạnh lẽo kéo dài, Triều Tiên c̣n thường xuyên phải gánh chịu nhiều đợt thiên tai nghiêm trọng khiến một bộ phận người dân nước này phải gánh chịu nạn đói trầm trọng.
Triều Tiên kiệt quệ v́ thường phải gánh chịu nhiều đợt thiên tai nghiêm trọng.
Ảnh minh họa.
Tuy ở thời điểm này nạn đói được đánh giá là không quá tồi tệ như ở giữa thập niên 90 khi theo ước tính có hơn một triệu người bị chết do thiếu thức ăn song nhiều tổ chức cứu trợ nước ngoài và Mỹ phải chứng kiến trẻ em bị đói.
Dù tham gia nhiều tổ chức cứu trợ quốc tế, song Triều Tiên lại không dễ kiếm được các các gói cứu trợ, viện trợ nhân đạo nước ngoài như nhiều quốc gia cùng chung cảnh ngộ. Có nhiều nguyên nhân cho việc này trong đó nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ bản thân quốc gia này.
Chính phủ Triều Tiên bị cáo buộc quá ưu tiên quốc pḥng mà xem nhẹ các vấn đề liên quan đến lương thực, thực phẩm, vệ sinh, chăm sóc y tế và các dịch vụ công thiết yếu khác.
Ngoài ra, việc hạn chế các hoạt động kinh tế cùng với cơ chế phân phối lương thực, thực phẩm yếu kém dẫn đến việc lương thực dự trữ không thể đến tay người dân đang chịu đói.
Nhiều quốc gia không muốn viện trợ cho B́nh Nhưỡng bởi lo ngại Chính phủ nước này sẽ không sử dụng các nguồn viện trợ nhân đạo vào đúng mục đích.
Hơn nữa, dù gặp nhiều khó khăn trong việc giành được các gói cứu trợ nhân đạo song Chính phủ của Chủ tịch Kim thường hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các giám sát viên quốc tế hoặc từ chối thực hiện các quy định ngặt nghèo của các Chương tŕnh Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc (WFP) để để đổi lấy các gói viện trợ.
Không khó để kể ra một ví dụ chứng minh điều này. Cách đây vài năm, Mỹ từng là quốc gia có truyền thống viện trợ nhân đạo và là nhà viện trợ lớn nhất cho Triều Tiên khi cung cấp cho người dân nước này gói cứu trợ lương thực lên tới 800 triệu USD chủ yếu thông qua WFP.
Tuy nhiên, Mỹ đ́nh chỉ và hạn chế viện trợ cho Triều Tiên cách đây vài năm sau khi B́nh Nhưỡng từ chối chấp nhận các điều kiện ngặt nghèo để nhận được viện trợ từ WFP.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc Triều Tiên thường khó giành được các gói cứu trợ xuất phát từ việc Triều Tiên không tham gia vào cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, “chọc giận” Mỹ và các đồng minh của Mỹ bằng việc theo đuổi chương tŕnh hạt nhân, chế tạo và thử nghiệm bom nguyên tử.
Thậm chí, gần đây, Triều Tiên c̣n nỗ lực chế tạo tên lửa đạn đạo tầm xa, gây không ít quan ngại cho Washington. Đó cũng chính là lư do gây ra cuộc tranh căi gay gắt đang diễn ra giữa các nhà lập pháp Mỹ trong những tháng gần đây về việc có nên nối lại viện trợ lương thực cho Triều Tiên hay không.
Ngoài Mỹ, Hàn Quốc dường như cũng luôn sẵn ḷng dành cho Triều Tiên các gói viện trợ khổng lồ. Trong giai đoạn năm 1998 – 2008, Chính phủ cánh tả của Hàn Quốc nỗ lực b́nh thường hóa quan hệ với Triều Tiên bằng chính sách ưu tiên, hào phóng viện trợ nhân đạo cho nước láng giềng.
Tuy nhiên, những cẳng thẳng, rạn nứt trong quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây liên quan đến vụ ch́m tàu Cheonan, vụ Triều Tiên nă pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc khiến cho các nguồn viện trợ này bị đ́nh trệ.
Hiện Chính phủ của Tổng thống Lee Myung-bak bắt đầu thiết lập nhiều chính sách khó khăn hơn liên quan đến các gói viện trợ dành cho Triều Tiên.
Song vẫn có một tia sáng cho Triều Tiên để khôi phục lại nguồn viện trợ từ Mỹ như trong quá khứ khi mới đây, Mỹ dù đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ nhưng vẫn quyết định viện trợ lũ lụt khẩn cấp cho Triều Tiên chủ yếu là thuốc men và dụng cụ y tế.
Trong khi đó, hồi tháng 7 vừa qua, EU vừa thông qua gói cứu trợ trị giá 10 triệu Euro (14.5 triệu USD) cho những vùng đói nhất của Triều Tiên chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và miền Đông của nước này. Gói cứu trợ sẽ tập chung vào các đối tượng chính là trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân và người cao tuổi.
Thêm vào đó, nhiều nhà phân tích nhận định rằng sẽ không khôn ngoan nếu Mỹ, Hàn Quốc và các quốc gia khác tiếp tục “khó khăn” đối với B́nh Nhưỡng. Có những lời gợi ư rằng Mỹ và Hàn Quốc nên thay đổi chính sách đối với Triều Tiên nhằm để nối lại các gói viện trợ cho nước này hơn là việc đối đầu trực diện.
Trước hết là về phía Hàn Quốc, động lực để Seoul nối lại viện trợ cho Triều Tiên dựa trên kỳ vọng về sự thống nhất của hai miền Bắc Nam trong tương lai.
Chiếu theo t́nh h́nh hiện tại nếu không tích cực viện trợ cho Triều Tiên, Hàn Quốc sẽ có nguy cơ phải đối mặt với một lượng dân số c̣i cọc, kém phát triển, suy dinh dưỡng nặng nế một ngày nào đó, Chính phủ của Chủ tịch Kim đồng ư hợp nhất hai miền Triều Tiên.
C̣n đối với Mỹ, chính sách đối đầu trực diện với Triều Tiên cũng không phải là một kế hay. Việc Mỹ và Hàn Quốc cứng rắn với Triều Tiên bằng cách đ́nh chỉ quan hệ với quốc gia này chỉ khiến cho Triều Tiên có thêm lư do để thúc đẩy các vụ thử vũ khí hạt nhân và chế tạo tên lửa đạn đạo tầm xa.
Rơ ràng, phản ứng này của Binh Nhưỡng sẽ khiến nước Mỹ phải đối mặt với thêm một nguy cơ bị tấn công trực diện bằng vũ khí hạt nhân.
Do đó, một biện pháp khôn ngoan hơn cho Mỹ đó là nên tiếp tục viện trợ lương thực cho Triều Tiên, biến nó thành bàn đạp để đối thoại với B́nh Nhưỡng về các vấn đề an ninh.
Ngoài ra, Mỹ nên hiểu rằng nếu các gói viện trợ được tính toán đúng và sử dụng hiệu quả th́ sẽ có khả năng khuyến khích sự phát triển của thị trường tự do ở Triều Tiên, điều mà Mỹ và các quốc gia khác luôn mong đợi.
Song để đạt được những mục đích này, trước tiên Mỹ cần viện trợ nhân đạo một cách vô điều kiện cho Triều Tiên thay v́ quanh quẩn toan tính những lợi ích chính trị và e ngại làm Hàn Quốc “bị tổn thương”.
Ngoài ra, chính sách Mỹ cũng cần tách biệt các quyết định cứu trợ nhân đạo với các lợi ích chiến lược giống như Robert King, đặc phái viên của Mỹ về vấn đề nhân quyền của Triều Tiên từng nhấn mạnh trong chuyến thăm đến nước này: “Chính sách của nước Mỹ đối với các vấn đề viện trợ, viện trợ nhân đạo trước tiên là dựa trên nhu cầu chứ không bao gồm việc xem xét đến các lợi ích chính trị”.
Tuy nhiên, trong thực tế, Mỹ và các chính phủ khác lại thường xuyên lợi dụng và sẽ tiếp tục lợi dụng các nguồn viện trợ để gây sức ép lên B́nh Nhưỡng nhằm thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia này. Minh chứng cho điều này là Chính quyền Bush trước đây lẫn Chính quyền Obama bây giờ luôn “dụ” Chủ tịch Kim từ bỏ chương tŕnh vũ khí hạt nhân để đổi lấy một gói viện trợ toàn diện. Và không riêng ǵ Mỹ, Chính phủ của Tổng thống Lee cũng đưa ra cam kết tương tự đối với Triều Tiên.
Song Mỹ, Hàn Quốc và các quốc gia khác nên nhớ rằng rằng Triều Tiên sẽ không thay đổi chính sách hạt nhân trong thời gian tới. Do đó, việc dùng viện trợ để gây sức ép cho b́nh Nhưỡng hoàn toàn có khả năng gây ra các tác dụng ngược. Cách tốt nhất để đàm phán với Triều Tiên đó là Mỹ, Hàn Quốc và các quốc gia khác nên nối lại viện trợ lương thực một cách vô điều kiện cho quốc gia này.
Lê Dung (theo The Diplomat)