Với cách sử dụng hệ thống UAV của Mỹ, việc bạn lái một chiếc xe bus chẳng khác điều khiển một chiếc xe tăng.
(ĐVO) Chiến tranh tự động đang trở thành vấn đề toàn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới nỗ lực để sở hữu máy bay không người lái (UAV) – vũ khí mà Mỹ đă sử dụng để tiêu diệt hàng trăm chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Pakistan. Trước khi xu hướng này lan rộng, nền dân chủ phải hành động để làm tăng tính rơ ràng và hiệu lực của các quy ước quốc tế trong việc sử dụng vũ khí.
Tuy nhiên, Mỹ dường như đang đi ngược lại với tiến tŕnh đó. Cường quốc số một thế giới này đă mở rộng chiến dịch máy bay không người lái đến tận Yemen và Somalia.
Để tiến hành chiến dịch, Mỹ áp dụng những quy tắc mơ hồ, không công khai hay thực chất là những quy tắc bất hợp pháp. Đây là một chiến lược hết sức nguy hiểm.
Sử dụng máy bay không người lái để đối phó với kẻ thù là biện pháp tương đối rẻ, mức độ rủi ro thấp. Nhưng nó đă hợp pháp hóa, tạo thành tiền lệ cho các quốc gia khác thực hiện sách lược này một khi đạt được khả năng tương tự như nước Mỹ.
Chiến tranh UAV leo thang
Sự nổi lên của UAV là một câu chuyện đáng chú ư. 10 năm trước, quân đội Mỹ có chưa đến 60 chiếc máy bay loại này trong kho vũ khí. Nhưng ngày nay, con số này đă tăng lên hơn 6.000 chiếc. Trong số này, nhiều loại máy bay không người lái chỉ được sử dụng với mục đích giám sát, tuy nhiên một vài loại có thể mang tên lửa và bom.
Ví dụ như chiếc Predator C Avanger có thể bay ở độ cao cách 53.000 feet (tương đương 16.154m) so với mực nước biển và có thể bay liên tục trong 20 giờ đồng hồ, tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Loại máy bay này có thể mang theo số vũ khí nặng 3000 pounds (tương đương với 1.362 kg).
Phụ nữ Pakistan biểu t́nh phản đối các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái
Một bí mật đă bị tiết lộ, đó là CIA đang tiến hành một chương tŕnh máy bay không người lái lớn ở Pakistan.
Theo như số liệu được thống kê bởi New America Foudation (trụ sở tại Washington), từ năm 2004 đến năm 2007, Mỹ đă sử dụng 9 máy bay không người lái để tấn công Pakistan.
Năm 2008, năm cuối cùng của chính quyền Tổng thống George W.Bush, con số này là 33 máy bay. Sau khi tổng thống Obama lên nhậm chức, số UAV tại Pakistan vọt lên đến 53 chiếc (năm 2009) và 118 chiếc ( năm 2010).
Tháng 6/2011, tờ Wall Street Journal tiết lộ rằng CIA sẽ tiến hành một chương tŕnh tương tự ở Yemen - nơi mà quân đội Mỹ thường chiến đấu tiêu diệt lực lượng Al- Qaeda vài năm gần đây.
Sau đó, tờ Washington Post cũng đă có bài viết về các cuộc tấn công bằng UAV đầu tiên của Mỹ vào các phiến quân ở Somalia.
Nếu như những báo cáo này là chính xác, th́ họ đă chỉ ra cho chúng ta thấy được một sự leo thang đáng kể của cuộc chiến tranh bằng máy bay không người lái mà Mỹ đang che giấu. Những cuộc chiến này hầu như không có sự phô trương và tranh luận công khai.
UAV – giấy phép chiến tranh?
Thực tế, ưu điểm nổi bật của hệ thống UAV là chúng tạo ít gây tai tiếng cho nước Mỹ. Không có phi công phải ngồi trong máy bay và chịu đe dọa thể xác trực tiếp. Máy bay được điều khiển từ xa, đôi khi là cách xa hàng ngàn dặm và các cuộc tấn công thường được tiến hành ở các vùng xa xôi hẻo lánh, nằm ngoài tầm quan sát của báo chí. Chính phủ Mỹ cũng không thông tin công khai về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái này.
Tuy nhiên, việc chính quyền Obama ngày càng nhờ cậy nhiều vào UAV khiến cho không chỉ nước Mỹ mà cả nhân loại phải trả giá đắt. Để có thể hiểu tại sao, hăy nghĩ đến những lời ông Obama tuyên bố hồi đầu tháng 9/2011: "Những ai gây tổn hại cho nước Mỹ sẽ “không thể trốn khỏi ṿng công lư, cho dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới”. Ẩn chứa trong phát ngôn đó phải chăng là một thông điệp ngầm: Chúng tôi chính là pháp luật. Chúng tôi sẽ t́m ra và tiêu diệt mọi mối đe dọa, không cần phải nói lư do.
Sử dụng UAV, Mỹ đă che giấu tiến tŕnh và tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trên không. Quân đội Mỹ cũng không cung cấp thông tin về các quy tŕnh, kết quả của các cuộc tấn công. Giả thiết, có xảy ra những trường hợp bắn giết nhầm mục tiêu, các quân nhân hay các nhà thầu tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Ông Philip Alston – giáo sư luật nổi tiếng của ĐH New York đă phát biểu trong một báo cáo gửi lên Liên Hợp Quốc rằng: “Kết quả của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đă thay thế những tiêu chuẩn cụ thể và hợp pháp ban đầu bằng một giấy phép không rơ ràng, cho phép quân đội Mỹ giết người, tạo ra một khoảng trống trách nhiệm”.
Việc mở rộng phạm vi địa lư của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khiến vấn đề thêm lớn. Dù lực lượng t́nh báo Mỹ đă bị cấm tham gia vào các vụ ám sát từ năm 1976, nhưng hiện nay Washington vẫn khẳng định quyền của ḿnh dựa theo những điều luật trong nước và quốc tế. Mỹ cho rằng họ được phép thực hiện các “hoạt động chết người” ngoài những chiến trường truyền thống, dựa trên lư lẽ đó, Mỹ đang chiến đấu chống lại lực lượng al- Qaeda “và các lực lượng có liên quan”.
V́ thế, dựa vào cái công thức: hành động bí mật, giải thích mơ hồ mà Mỹ đưa ra để ngụy biện cho việc tiêu diệt mục tiêu bằng UAV th́ "việc bạn lái một chiếc xe tăng Abrams cũng chẳng khác ǵ bạn lái một chiếc xe bus".
Quả thực Mỹ có quyền để mắt tới những mục tiêu – Nguyên nhân đe dọa quốc gia nghiêm trọng trong trường hợp chưa bắt giữ được họ. Đó là tự vệ. Tuy nhiên chính quyền Obama đă tự tuyên bố, cho phép ḿnh cái quyền được sử dụng lực lượng gây chết người, không có bất cứ giới hạn nào về địa lư, về thời gian và cũng không có gợi ư nào để biết cách thức mà quân đội Mỹ sử dụng để xác định ai sẽ là người bị liệt vào “các lực lượng liên quan”.
Phải chăng Mỹ không cần phải biện minh về các hành động giết người. Liệu đây có phải là tiền lệ mà Mỹ muốn thiết lập cho các quốc gia sẽ sở hữu hệ thống máy bay không người lái? Ai sẽ là người đứng lên để chống lại nạn ám sát tự động này?
Hoàng Thảo (Theo The Globe and Mail)