CAIRO - Khi dân chúng Ai Cập trút phẫn nộ vào những biểu tượng của chế độ bằng sự đốt phá các trạm cảnh sát và trụ sở trung ương đảng cầm quyền của Tổng Thống Hosni Mubarak, th́ ṭa nhà tráng lệ trong một khu phố sang trọng cũng đặc biệt bị nhắm đến.
Người biểu t́nh nỗ lực, đến ba lần, để đốt nơi này.
Tổng Thống Hosni Mubarak (H́nh: KHALED DESOUKI/AFP/Getty Images)
Bất măn chế độ
Ṭa nhà này là của một đại doanh gia ngành thép, cũng là nhân vật tay trong rất thân cận với chế độ, ông Ahmed Ezz, bạn thân và là người tin cẩn của Gamal Mubarak, con trai của Tổng Thống Mubarak.
Trong nhiều năm, ông Ezz được coi là “tâm điểm” của tiền bạc, chính trị và quyền lực, kiểm soát hai phần ba thị trường thép nội địa, đứng đầu ủy ban ngân sách Quốc Hội, đảng viên trung thành trong đảng cầm quyền.
Sự bất măn của dân chúng về t́nh trạng làm giàu bất chính của thành phần có chức, có quyền, đă thúc đẩy cuộc nổi dậy.
Tờ Christian Science Monitor, trong một bài phóng sự tại công trường Tahrir, dẫn lời một cô giáo rằng: “Chúng tôi là đa số thầm lặng, đă không lên tiếng từ lâu, nhưng bây giờ không như vậy nữa.” Một nữ công nhân làm việc ở một bệnh viện nói rằng chị bất măn v́ t́nh trạng thực thẩm tăng giá và khó kiếm được nơi cư ngụ. Theo lời chị: “Tôi bỏ các con ở nhà đến đây để tranh đấu cho tương lai,” và nói thêm: “Chưa bao giờ tôi làm như thế này.”
T́nh trạng bất công, tham nhũng, lạm dụng chức quyền của những thành phần đảng viên đảng cầm quyền, là sự kiện phổ biến ở tất cả mọi chế độ độc đảng. Thiếu nền tảng dân chủ, đường lối phát triển kinh tế thị trường chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho một giới ưu đăi thụ hưởng đặc quyền đặc lợi tới một tầm mức quá đáng trong khi cuộc sống của đại đa số quần chúng không được cải thiện bao nhiêu.
Tổng Thống Hosni Mubarak, 82 tuổi, là nhà lănh đạo Ai Cập suốt 29 năm bằng chế độ cảnh sát trị. Khởi đầu từ một phi công chiến đấu năm 1950, và được đưa qua Liên Xô học lái máy bay Tu-16 “Badger,” loại máy bay oanh tạc hai động cơ phản lực, Mubarak đă thăng cấp mau chóng. Anwar Sadat, một cựu sĩ quan quân đội, kế vị Gamal Abdel Nasser năm 1970 làm tổng thống thứ nh́ của Ai Cập, phong Mubarak làm Tư lệnh Không Quân năm 1972 rồi tới 1975 chọn làm phó tổng thống.
Sáu năm sau trong cuộc diễn binh, một sĩ quan thuộc nhóm Hồi Giáo quá khích ngừng xe trước khán đài và xông tới nổ súng bắn chết Sadat. Mubarak ngồi bên cạnh, chỉ bị thương nhẹ ở tay. Vào thời gian ấy, các quan sát viên Tây phương không ai tin là Hosni Mubarak, vốn rất ít được dân chúng biết tới, sẽ trở thành vị tổng thống lâu dài nhất của Ai Cập. Ông trấn áp tất cả mọi thành phần đối lập và tự coi như là người duy nhất có thể đem lại an ninh trật tự cho đất nước. Câu nói trở thành nổi tiếng của Mubarak là: “Tôi, hoặc những kẻ ám sát Tổng Thống Sadat.”
Độc quyền mọi thứ
Trong thực tế Ai Cập, quân đội vẫn là căn bản quyền lực của quốc gia về chính trị, đồng thời lại có nhiều quyền lợi kinh tế cũng như mối liên hệ chặt chẽ với các giới chức cao cấp trong chính phủ. Sự chấp nhận thay đổi hay ư muốn duy tŕ vai tṛ hiện hữu của các tướng lănh và sĩ quan cao cấp là yếu tố then chốt cho tương lai cuộc cách mạng quần chúng đă bùng lên nhưng chưa biết sẽ đi đến kết thúc như thế nào.
Đất nước Ai Cập dưới chế độ Hosni Mubarak từ lâu nay vẫn được coi là nơi mà tiền bạc mua được quyền lực chính trị và quyền lực chính trị đem đến giàu sang. Tuy khó có thể chứng minh được tất cả những điều này, người dân Ai Cập nh́n thấy sự trỗi vượt lên của thành phần giàu có, đều tin rằng t́nh trạng mánh mung, chia chác và tham nhũng tràn lan khắp nước. Và đại diện cho tầng lớp giàu sang nhờ sự quen biết và chạy chọt chức quyền này là một nhóm doanh gia giàu có, liên hệ chặt chẽ với Gamal Mubarak, con trai của tổng thống, cũng như các bộ trưởng quan trọng và các thành viên đảng cầm quyền.
“Những kẻ liên hệ với Gamal trở thành người giàu có nhất nước,” theo lời Hala Mustafa, một nhà nghiên cứu chính trị, rời khỏi đảng cầm quyền nhiều năm trước đây v́ nói rằng đảng không chịu thi hành cải cách chính trị.
“Họ giữ thế độc quyền về mọi thứ trong nước,” ông Mustafa nhận định.
Đại doanh gia ngành thép, Amed Ezz, là một trường hợp như vậy. Theo tin của tờ New York Times, ông Ezz nay bị rớt đài, bị thành phần lănh đạo chế độ coi như gánh nặng, t́m cách lánh xa trước sự giận dữ, căm hờn của người dân ào ạt xuống đường. Ông bị điều tra v́ t́nh nghi tham nhũng. Tài sản của ông bị phong tỏa, không được phép rời khỏi nước. Về phần ḿnh, Ezz từng bác bỏ các cáo buộc tham nhũng trong quá khứ, và đến ngày Chủ Nhật tuần qua, không ai biết ông ở đâu. Nay tên của ông nằm trong danh sách những người bị dân chúng lôi ra mắng chửi ở công trường Tahrir Square, thành biểu tượng của tất cả những ǵ tệ hại trong chế độ Mubarak.
“Ahmed Ezz hút máu dân,” theo lời Osama Mohamed Afifi, một sinh viên xuống đường tham dự biểu t́nh hôm Chủ Nhật. “Ông ta là người duy nhất được bán thép tại Ai Cập, và ông ta bán với giá cao hơn thép có thể mua được ở những nơi khác như Trung Quốc.”
Tuy con số Tổng Sản Lượng Nội Địa (Gross Domestic Product GDP) có tăng lên, phần trăm dân nghèo ở Ai Cập lại tăng theo. Các lời đồn về t́nh trạng tham nhũng, hối lộ, được nghe thấy khắp nơi. Người ta ước lượng, Tổng Thống Mubarak và gia đ́nh ông có nhiều tỉ dollars, nhưng các chuyên gia nói rằng các con số này chỉ là những lời đồn không bằng chứng.
Tờ Guardian ở Anh dẫn lời các chuyên gia về Trung Đông cho biết, theo phân tích của họ, Hosni và Gamal Mubarak cùng gia đ́nh có tài sản lên tới 43.5 tỷ bảng Anh (70 tỷ US dollars). Tài sản này bao gồm tiền gởi trong các ngân hàng Anh và Thụy Sĩ cùng rất nhiều bất động sản ở London, New York, Los Angeles cũng như các khu du lịch có giá trị dọc theo bờ biển Hồng Hải.
Tờ báo tiếng Á Rập, Al Khabar, trong một bài phóng sự năm ngoái, nói rằng gia đ́nh Mubarak có những cơ sở địa ốc ở Manhattan, New York và Rodeo Drive khu Beverly Hills, Hollywood.
Một công điện ngoại giao mật, gửi đi năm 2006 và được WikiLeaks công bố, nói về một bản báo cáo dài 274 trang của một tổ chức đối lập nêu chi tiết tham nhũng liên quan đến bà vợ của tổng thống, Suzanne Mubarak, cũng như Gamal Mubarak và người em là Alaa. Công điện do Đại Sứ Mỹ Francis J. Ricciardone, gửi đi từ Cairo, nói rằng các cáo buộc này không có bằng chứng rơ rệt nhưng cho thấy sự căm phẫn của dân chúng ngày càng tăng.
Cấu kết quyền lợi
Phân tích sự phát triển kinh tế ở Ai Cập, tờ New York Times cho biết dịch vụ mua bán thép của gia đ́nh Ahmed Ezz chỉ phát triển vào thập niên 90s khi Ai Cập, trước sự thúc đẩy của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), tiến hành một loạt các biện pháp cải tổ nền kinh tế quốc gia.
Trên lư thuyết, những thay đổi này giúp chuyển cả một hệ thống kinh tế từ sự kiểm soát của chính quyền sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong thực tế, lại thấy xuất hiện một h́nh thức tư bản phe đảng, “móc ngoặc” cấu kết với nhau, theo các chuyên gia Ai Cập và quốc tế. Các ngân hàng của nhà nước làm ăn theo sự quyết định của chế độ, sẵn sàng cho những gia đ́nh có liên hệ mật thiết với chế độ được vay tiền, nhưng từ chối không cho những người không có sự quen biết với giới chức nhà nước được vay đồng nào.
Ahmed El Naggar, giám đốc đặc trách nghiên cứu kinh tế tại trung tâm nghiên cứu “Al-Ahram Center for Political and Strategic Studies,” nói rằng giới chức chính quyền bán đất công cho những gia đ́nh quen biết lớn với giá hạ. Họ cũng cho các đại công ty quốc tế mua lại các công ty quốc doanh với giá rẻ mạt, để được tiền hối lộ.
Cùng lúc, chính quyền Ai Cập đ̣i giới đầu tư ngoại quốc phải thành lập công ty liên doanh với các công ty Ai Cập. Những gia đ́nh nào có mối liên hệ tốt với chế độ sẽ được ưu tiên đứng vào các liên doanh béo bở này. “Rơ ràng là cả một nền kinh tế bị khống chế bởi một số ít người,” theo Eberhard Kienle, chủ tịch cơ quan nghiên cứu “Center for Near and Middle Eastern Studies” tại trường “School of Oriental and African Studies” ở London.
Làm trầm trọng thêm t́nh trạng này là hiện tượng “khoe của” của giới tư bản giàu sụ ở Ai Cập. Họ xây những căn nhà nguy nga tráng lệ ở sa mạc bên ngoài thủ đô Cairo và dọc theo bờ biển. Họ lái những chiếc xe Mercedes-Benze mới tinh dọc theo các con đường tồi tệ không được tu bổ ở Cairo với hộ tống của xe cảnh sát.
Báo chí Tây phương c̣n phanh phui ra những mối quan hệ của Tổng Thống Mubarak với các giới chức chính quyền ngoại quốc. Theo BBC, tờ báo châm biếm nổi tiếng lâu đời ở Pháp, Le Canard Enchainé (Con Vịt buộc) cho biết Thủ Tướng Pháp Francois Fillon trong mùa lễ cuối năm vừa qua đă đến Ai Cập từ 26 tháng 12 đến 2 tháng 1. Đây là chuyến đi riêng và ông Fillon bay từ Paris đến Cairo trên một máy bay của chính phủ nhưng đă trả tiền theo đúng quy định của Pháp. Tại Ai Cập, ông tiếp kiến với Tổng Thống Hosni Mubarak và được cho mượn một máy bay riêng và tàu thủy cho việc du lịch cũng như được đài thọ tất cả mọi phí tổn ăn ở trong những ngày nghỉ lễ.
Các phân tích gia chính trị cho hay, sự kiện ông Ahmed Ezz nay bị điều tra, cùng với một số người khác ở Ai Cập, không phải là để triệt hạ tham nhũng, nhưng để giảm bớt sự phẫn nộ của dân chúng mà không thay đổi hệ thống cai trị. “Chính quyền đang nhắm vào Ahmed Ezz như là kẻ tham nhũng ghê gớm,” theo lời Issandr El Amrani, một nhà báo độc lập và cũng là một blogger theo dơi kỹ lưỡng sự liên hệ về tiền bạc, quyền lực và chính trị trong các bài viết của ông. “Liệu rằng ông ta có tham nhũng hơn thành phần an ninh, hơn các tướng lănh hay các bộ trưởng không?”
Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)