Theo như có những người biểu t́nh lo ngại Bắc Kinh sử dụng trụ sở sứ quán Trung Quốc mới để siết chặt việc theo dơi những người bất đồng chính kiến và gia tăng trấn áp, khiến có khoảng một ngh́n người dân tập hợp tại trung tâm thủ đô Luân Đôn, Anh Quốc, nơi Trung Quốc dự kiến đặt trụ sở mới, để biểu t́nh phản đối xây dựng sứ quán Trung Quốc mới tại Luân Đôn vào chiều ngày 08/02/2025.
Biểu t́nh tại thủ đô Luân Đôn phản đối dự án xây dựng sứ quán mới của Trung Quốc. Ảnh ngày 08/02/2025 AP - Kin Cheung
Hăng tin Pháp AFP nhắc lại từ nhiều năm, Trung Quốc đă cố gắng chuyển sứ quán từ khu phố Marylebone đến một địa điểm cách không xa Cầu Tháp Luân Đôn nổi tiếng (Tower Bridge), bắc qua sông Thames. Dự án này đă bị người dân địa phương, các nhà hoạt động nhân quyền và những người chỉ trích Bắc Kinh chống đối mạnh mẽ.
Trong cuộc biểu t́nh có các biểu ngữ như « Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang theo dơi các vị, hăy dừng ngay việc xây dựng sứ quán ! » hay « Hăy dành không gian cho tự do ngôn luận ». Iona Boswell, một nhân viên xă hội 40 tuổi tham gia cuộc biểu t́nh, nói với AFP rằng sứ quán mới được xây dựng tại vị trí này sẽ được sử dụng để tạo điều kiện cho « việc quấy rối những người bất đồng chính kiến ».
Một người biểu t́nh mặc đồ đen và đeo khẩu trang kín mặt, khẳng định : « Đây sẽ là một trụ sở (của Trung Quốc) dùng để bắt giữ (người Hồng Kông) tại Anh và cưỡng bức họ trở về Trung Quốc ». Người biểu t́nh nói trên, mang bí danh « Zero », thành viên của tổ chức « Người Hồng Kông từ Leeds », một thành phố ở miền bắc nước Anh, nhấn mạnh : « sau khi siêu sứ quán này được xây dựng xong, họ sẽ chiêu dụ được thêm nhiều người làm công việc bẩn thỉu này ».
Lo ngại chính phủ Công Đảng ủng hộ dự án
Biểu t́nh phản đối Trung Quốc xây dựng sứ quán mới tại trung tâm lịch sử của thủ đô Anh diễn ra trong bối cảnh thủ tướng Anh Keir Starmer, đắc cử hồi tháng 7/2024, đang t́m cách tăng cường quan hệ với Bắc Kinh, sau nhiều năm quan hệ song phương xấu đi v́ nhiều vấn đề, bao gồm cuộc trấn áp phong trào dân chủ Hồng Kông.
Vào năm 2022, hội đồng quận Tower Hamlets, nơi Trung Quốc dự kiến xây sứ quán mới, đă bác bỏ kế hoạch này. Cơ quan thanh tra quy hoạch quốc gia Anh sẽ điều tra về dự án nhưng quyền quyết định cuối cùng sẽ thuộc về bộ trưởng phụ tránh Cộng Đồng Angela Rayner. Nhiều người lo ngại chính phủ Công Đảng tập trung vào tăng trưởng kinh tế và cải thiện quan hệ với Trung Quốc sẽ coi nhẹ vấn đề nhân quyền.
Có mặt tại chỗ, nghị sĩ và cựu bộ trưởng đảng Bảo thủ Anh Tom Tugendhat cho biết « đây là vấn đề liên quan đến tương lai tự do của chúng ta chứ không chỉ là chuyện địa điểm đặt sứ quán Trung Quốc tại Luân Đôn ». Trước cuộc biểu t́nh, một nhóm bao gồm nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền và Liên minh nghị sĩ về Trung Quốc, tức một tổ chức của các dân biểu châu Âu thuộc nhiều quốc gia của châu Âu, đă ra một tuyên bố chung ủng hộ biểu t́nh. Tuyên bố khẳng định : các cộng đồng hải ngoại người Hồng Kông, Tây Tạng, người tị nạn Duy Ngô Nhĩ và những người bất đồng chính kiến Trung Quốc khác, muốn cho thấy rằng địa điểm dự kiến đặt sứ quán này là « không phù hợp, v́ tại đây không có đủ không gian an toàn cho các cuộc biểu t́nh ».