"Cuộc chiến giữa các v́ sao"
Một số chuyên gia lo ngại rằng yêu cầu này có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Ngay sau khi Tổng thống Trump công bố sắc lệnh nói trên, Moscow đă có động thái chỉ trích. Theo RT, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng sắc lệnh của ông Trump về việc xây dựng hệ thống pḥng thủ tên lửa Iron Dome cho Mỹ là một bước đi hướng tới mục tiêu vũ khí hóa không gian và gây bất ổn.
Bà Zakharova khẳng định Nga xem đây là sự xác nhận nữa về việc Mỹ muốn biến không gian thành đấu trường cho xung đột vũ trang, chiến tranh và triển khai vũ khí.
Ông Trump đă nhiều lần bày tỏ mong muốn vượt qua hệ thống "Iron Dome" của Israel ngay từ nhiệm kỳ đầu. Năm 2019, ông Trump cam kết sẽ cải cách các hệ thống pḥng thủ nhắm vào tên lửa của đối phương.
Ông cho biết: "Mục tiêu rất đơn giản: đảm bảo rằng chúng ta có thể phát hiện và phá hủy bất kỳ tên lửa nào được phóng vào Mỹ ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi nào".
Chuyên gia nói Ṿm sắt cho Mỹ tốn kém, ảo tưởng
Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng mặc dù ông Trump gọi kế hoạch của ḿnh là Ṿm sắt (Iron Dome), nhưng nó hầu như không giống với hệ thống cùng tên của Israel đă thành công trong việc phá hủy các tên lửa nhỏ.
"Tham chiếu đến Ṿm Sắt gợi lên sự thành công của hệ thống pḥng thủ tên lửa của Israel, nhưng điều đó gây hiểu lầm v́ những ǵ Israel phải đối phó là những tên lửa tầm ngắn tương đối và lănh thổ cần bảo vệ khá nhỏ", ông Moniz, cựu giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts với nhiều năm kinh nghiệm về vũ khí hạt nhân, cho biết.
Các chuyên gia cho biết việc tạo ra một hệ thống tương tự trên khắp đất liền rộng lớn của Mỹ sẽ rất tốn kém, chưa kể đến khả năng không hiệu quả nếu xét đến hỏa lực tiên tiến của các đối thủ tiềm tàng như Nga và Trung Quốc.
Bất kỳ hệ thống nào để bảo vệ Mỹ sẽ phải đối phó với kho vũ khí gồm 1.250 vũ khí đă triển khai của Nga, kho vũ khí phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, và mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng lớn, tờ New York Times phân tích.
Vài tuần sau khi ông Trump công bố kế hoạch của ḿnh, Lầu Năm Góc cho biết họ đă thử nghiệm thành công một phương pháp mới để đánh chặn tên lửa nhắm vào các thành phố của Mỹ. Mục đích của cuộc thử nghiệm là phóng 2 tên lửa đánh chặn một đầu đạn giả định đang bay tới. Nhưng các chuyên gia chống tên lửa cho biết Nga có khả năngc phóng các tên lửa có thể thả xuống hàng trăm đầu đạn.
Bên cạnh đó, Israel chỉ có diện tích bằng bang New Jersey, một trong những bang nhỏ tại Mỹ. Chuyên gia phân tích hạt nhân Joe Cirincione, phần lục địa của Mỹ có diện tích lên đến 9,6 triệu km2, đồng nghĩa với việc sẽ cần khoảng 24.700 tổ hợp Ṿm Sắt để bao phủ toàn bộ nước Mỹ. Mỗi tổ hợp có chi phí sản xuất khoảng 100 triệu đô la, ước tính tổng ngân sách cho kế hoạch này sẽ khoảng 2,47 ngh́n tỉ đô la.
Bà Laura Grego, chuyên gia cấp cao tại Chương tŕnh An ninh Toàn cầu của Liên minh Các nhà khoa học đă dùng từ "ảo tưởng" để nói về kế hoạch của Tổng thống Trump, đồng thời nhấn mạnh việc đánh chặn ICBM đ̣i hỏi một hệ thống hoàn toàn khác, phức tạp hơn rất nhiều.
Vietbf@Sưu tập