Liên quan đến đường dây lừa đảo gần 1.000 tỷ đồng, hiện Công an tỉnh Bắc Ninh tiếp tục phối hợp với công an các đơn vị, địa phương liên quan điều tra, mở rộng vụ án, trong đó có việc, làm rơ những thông tin cá nhân của người dân, bị các đối tượng sử dụng để lấy niềm tin và khiến hàng chục ngh́n người sập bẫy lừa đảo.
Đến nay, cơ quan điều tra đă ra quyết định khởi tố 41 bị can với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong phóng sự mới nhất của VTV, qua những h́nh ảnh bên trong nơi làm việc của các đối tượng lừa đảo tại khu vực biên giới giáp ranh Campuchia do lực lượng công an cung cấp cho thấy nhóm đối tượng của nước nào sẽ tập trung lừa đảo người dân nước đó.
Đầu giờ sáng mỗi ngày, các đối tượng cũng là nhân viên trong công ty lừa đảo được cấp trên phát cho danh sách các số điện thoại để gọi điện lừa đảo trong ngày.
Bọn chúng có trong tay thông tin và một kịch bản bám sát t́nh h́nh thời sự trong nước, những vướng mắc mà người dân gặp phải như cập nhật thông tin căn cước công dân, nộp hồ sơ nhập học trực tuyến, khám sức khỏe, kê khai thuế... Chính v́ vậy mà nhiều nạn nhân sập bẫy các kịch bản lừa đảo này.
Góp sức lớn trong đường dây lừa đảo này là Phạm Thị Huyền Trang (SN 1999, ở huyện Tiên Lăng, Thành phố Hải Pḥng).
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2486871&stc=1&d=1738852585)
Đối tượng Phạm Thị Huyền Trang tại cơ quan điều tra - Ảnh: VTV
Trang là quản lư cấp cao và phiên dịch phụ trách lên hàng loạt các kịch bản lừa đảo, đào tạo, huấn luyện các đối tượng cấp dưới. Đối tượng này nhận mức lương đến 200 triệu đồng/ tháng.
Đối tượng khai tại cơ quan điều tra rằng có một bộ phận gom các dữ liệu của người dân. Có rất nhiều trường hợp lộ, lọt dữ liệu cá nhân trên mạng và ứng dụng mạng xă hội, 3 thông tin cơ bản là tên, số điện thoại và địa chỉ.
Đồng thời, có những công ty khác tại Campuchia chuyên mua bán, cung cấp các dữ liệu cá nhân này cho các tổ chức lừa đảo xuyên quốc gia.
"Dữ liệu của phụ huynh học sinh có thêm thông tin con, bố mẹ, địa chỉ thường trú, tạm trú. Ḿnh phải nắm bắt được tâm lư, điểm yếu của khách hàng, mới có thể thành công được", đối tượng Phạm Thị Huyền Trang nói trên VTV.
Bộ Công an đề nghị mở rộng điều tra đường dây lừa đảo
Hôm 2/2, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng đă có thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh biểu dương thành tích triệt phá thành công nhóm đối tượng sử dụng công nghệ cao lừa đảo, chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng của hơn 13.000 người dân trên cả nước.
Lănh đạo Bộ Công an đề nghị Công an tỉnh Bắc Ninh tiếp tục phối hợp với công an các đơn vị, địa phương liên quan điều tra, mở rộng vụ án, củng cố tài liệu, chứng cứ đề nghị truy tố các đối tượng theo quy định pháp luật.
Trước đó, hồi đầu năm 2025, Công an Bắc Ninh đă chủ tŕ, phối hợp với các Cục nghiệp vụ của Bộ và công an 11 địa phương triệt xóa đường dây lừa đảo trên mạng xuyên biên giới với thủ đoạn giả danh công an, điện lực, thuế, giáo dục.
Cơ quan điều tra bước đầu xác định các bị can đă lợi dụng việc Chính phủ triển khai chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính... mạo danh lực lượng công an gọi điện thoại hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục liên quan dịch vụ công trực tuyến để chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng của hơn 13.000 người.
Trong đó có hơn 300 bị hại ở Bắc Ninh với số tiền chiếm đoạt trên 31 tỷ đồng.
Theo điều tra, nhóm đối tượng này hoạt động tại khu vực Tam Thái Tử, thành phố Bà Vẹt, tỉnh Svay Riêng, Campuchia.
Thủ đoạn của bọn chúng là giả danh công an, cán bộ ngành thuế, ngành điện, ngành giáo dục gọi điện thoại yêu cầu bị hại cập nhật thông tin căn cước công dân, nộp hồ sơ nhập học trực tuyến, khám sức khỏe, kê khai thuế…, sau đó chiếm quyền sử dụng điện thoại và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của bị hại.
Số tiền mà 1 trong những đối tượng trong đường dây lừa đảo mỗi tháng lên đến 2 tỷ đồng. Càng lừa được nhiều tiền tiền lương càng cao.
VietBF@ Sưu tập