Hăng thông tấn Sputnik ngày 4/2 cho biết, Nga đang chuẩn bị triển khai phiên bản mới của tên lửa đạn đạo chiến thuật đất đối đất Iskander có tên gọi Iskander-1000 tới Ukraine. Tầm bắn mở rộng và khả năng tiên tiến của tên lửa này dự kiến sẽ làm gia tăng mối lo ngại đối với Ukraine và các quốc gia NATO.
Giải mă sức mạnh của tên lửa Iskander-1000 mới
Ngoài việc triển khai tại Ukraine, Nga cũng có kế hoạch sản xuất hàng loạt tên lửa Iskander-1000 mới.
Iskander-1000 được cấp đáng kể so với các phiên bản cũ của hệ thống tên lửa Iskander, vốn là một trong những tên lửa cực lợi hại trong kho vũ khí của Nga. Nh́n bề ngoài, Iskander-1000 rất giống với các phiên bản trước đó với chiều dài 7,3 mét và đường kính 0,92 mét, trọng lượng phóng khoảng 3,8 tấn. Tuy nhiên, nó có một số cải tiến quan trọng về thiết kế để gia tăng tầm bắn và hiệu suất. Xét về tầm bắn, Iskander-1000 vượt trội hơn nhiều so với các mẫu khác của ḍng Iskander, một phần nhờ việc tăng thể tích nhiên liệu rắn.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2486553&stc=1&d=1738799560)
Tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga. Ảnh: vpk.name
Trong khi các phiên bản cũ của tên lửa Iskander, chẳng hạn như Iskander-M, có tầm bắn tối đa khoảng 500 km, th́ Iskander-1000 có tầm bắn khoảng 1.000 km khi mang đầu đạn thông thường và lên đến 1.300 km khi mang đầu đạn hạt nhân đặc biệt. Tầm bắn mở rộng này đánh dấu bước tiến đáng kể trong năng lực chế tạo tên lửa chiến thuật của Nga, cho phép Iskander-1000 nhắm tới các địa điểm xa xôi và quan trọng về mặt chiến lược, vốn ngoài tầm với của các biến thể Iskander trước đây. Điều này cũng làm phức tạp thêm nỗ lực pḥng thủ của Ukraine và NATO.
Việc tăng thể tích nhiên liệu rắn khoảng 10-15% giúp tăng hiệu suất động cơ và kéo dài thời gian bay của tên lửa. Ngoài ra, Iskander-1000 được cung cấp năng lượng bằng nhiên liệu octogen, cho phép nó đạt tốc độ từ 2.700 đến 3.100 mét mỗi giây, cải thiện đáng kể so với tốc độ của phiên bản Iskander 9M723-1/K5 vào khoảng 2.100 m/giây. Tốc độ này tương đương với tốc độ siêu thanh của tên lửa Kinzhal do Nga sản xuất.
Tương tự như các biến thể Iskander trước đó, Iskander-1000 có thể được trang bị nhiều loại đầu đạn, trong đó có đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ từ 10 đến 50 kiloton.
Ngoài ra nó cũng có thể sử dụng đầu đạn nổ mạnh, được thiết kế để tấn công chính xác các mục tiêu điểm như cơ sở quân sự, bệ phóng hoặc nhà kho, đầu đạn xuyên giáp dành cho các mục tiêu kiên cố như boongke và cơ sở ngầm và đầu đạn chùm dùng để nhắm mục tiêu diện rộng, chẳng hạn như nơi tập trung quân đội, thiết bị hoặc cơ sở hạ tầng. Đầu đạn chùm này có thể bao phủ diện tích lên tới 1 hécta, đảm bảo gây thiệt hại đáng kể cho các mục tiêu lớn và tập trung. Khả năng mang nhiều đầu đạn khiến tên lửa trở thành vũ khí đáng gờm, có thể nhắm vào nhiều mục tiêu từ chiến thuật đến chiến lược, từ cơ sở hạ tầng đến tài sản quân sự.
NATO và Ukraine khó đánh chặn
Iskander-1000 bay theo quỹ đạo đạn đạo, đạt độ cao cực đại 120-130 km. Quỹ đạo cao này làm phức tạp đáng kể các nỗ lực đánh chặn của đối phương, v́ các hệ thống chống tên lửa hiện tại hầu như không được trang bị để đánh chặn tên lửa ở độ cao như vậy.
Chẳng hạn, tên lửa pḥng không SM-6 của NATO, được triển khai tại Ba Lan, có khả năng kiểm soát khí động học hiệu quả ở độ cao lên đến 35 km, thấp hơn nhiều so với độ cao mà Iskander-1000 hoạt động. C̣n các tên lửa đánh chặn như tên lửa SM-3 hay tên lửa của Hệ thống pḥng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) dựa vào hệ thống dẫn đường hồng ngoại, trở nên kém hiệu quả hơn ở độ cao trên 95-120 km.
Tên lửa cũng thể hiện khả năng cơ động đặc biệt ở cả giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của chuyến bay. Iskander-1000 sử dụng các bộ phận kiểm soát khí động học ở đuôi và bánh lái, cho phép tên lửa cơ động ở gia tốc lên đến 25-30g. Trong quá tŕnh hạ xuống tầng b́nh lưu, tên lửa đạt tốc độ 1.600-1.900 m/giây, gần gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Khi đi vào tầng đối lưu, tốc độ của tên lửa giảm xuống c̣n khoảng 1.400-1.600 m/giây, khiến các hệ thống pḥng thủ hiện tại khó có thể bắn hạ tên lửa trong giai đoạn bay cuối.
Quá tŕnh phát triển Iskander-1000 diễn ra theo mốc thời gian nhanh chóng. Tổng tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga 23/12/2023 tuyên bố rằng các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, trong đó cả Iskander-1000, sẽ sớm được đưa vào biên chế. Đến tháng 5/2024, Bộ Quốc pḥng Nga thông báo, tổ hợp công nghiệp quốc pḥng nước này đă bắt đầu chế tạo những hệ thống tên lửa tiên tiến. Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục xác nhận mốc thời gian sản xuất vào tháng 6/2024, cho thấy các tên lửa này đang được tích hợp vào chiến lược quân sự của Nga với tốc độ nhanh chóng.
Theo giới phân tích, việc triển khai tên lửa Iskander-1000 chắc chắn sẽ thay đổi cán cân quyền lực trong cuộc xung đột đang diễn ra, đặt ra những thách thức mới cho NATO và quân đội Ukraine.
Lư do Nga phát triển Iskander-1000
Nhiều nhà quan sát cho rằng, một trong những lư do chính thúc đẩy sự phát triển của Iskander-1000 là Nga muốn mở rộng khả năng tấn công xa hơn vào lănh thổ Ukraine, đặc biệt tấn công các mục tiêu ở Tây Ukraine trước đây nằm ngoài tầm với của tên lửa Iskander-M vốn chỉ có phạm vi hoạt động 500 km.
Hiện tại, Nga vẫn chưa thể tấn công nhiều mục tiêu chiến lược và hậu cần quan trọng của Ukraine chẳng hạn như trung tâm chỉ huy, kho tiếp tế và cơ sở hạ tầng quan trọng bằng tên lửa Iskander-M.
Trong một nỗ lực nhằm mở rộng phạm vi tấn công, Nga đă triển khai Oreshnik - tên lửa siêu thanh tầm trung có khả năng đạt tốc độ lên tới Mach 11 và mang theo nhiều đầu đạn. Tuy nhiên, Moscow có thể đang sử dụng Oreshnik như một con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán nhằm hạn chế khả năng Mỹ cung cấp thêm nhiều loại vũ khí tiên tiến cho Ukraine. Ngoài ra, tên lửa Oreshnik có giá thành đắt đỏ so với Iskander-1000.
Bên cạnh đó, nếu Nga triển khai tên lửa Oreshnik nhiều lần th́ điều này có thể làm lộ thông tin về thiết kế và cấu trúc cũng như đặc điểm của tên lửa, cho phép Mỹ và NATO phát triển các biện pháp đối phó làm giảm hiệu quả của nó.
VietBF@ sưu rập