Sau nhiều năm phát triển, tên lửa mà Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tuyên bố là “không có đối thủ trên thế giới” vẫn chưa thể đưa vào hoạt động.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat. Ảnh: ru.gov
Báo Business Insider trích dẫn chuyên gia tên lửa Timothy Wright từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho biết Liên bang Nga đang gặp khó khăn trong việc triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat (được NATO định danh là SS-X-29/30 Satan II) là do hậu quả từ việc sáp nhập Crimea và chiếm đóng một phần Donbass vào năm 2014. Hành động này khiến Liên bang Nga mất đi nguồn chuyên môn từ Ukraine, vốn đóng vai tṛ quan trọng trong chương tŕnh phát triển tên lửa của Moskva (Moscow).
Ukraine từng là trung tâm thiết kế và sản xuất ICBM
Chuyên gia Wright cho biết, trong lịch sử, phần lớn các cơ sở thiết kế, chế tạo ICBM cùng đội ngũ kỹ sư liên quan đều đặt tại Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng.
Trong hơn 20 năm sau khi Ukraine độc lập, ngành công nghiệp quốc pḥng nước này vẫn duy tŕ hợp tác với Liên bang Nga. Trên thực tế, Moskva đă phụ thuộc vào công nghệ hạt nhân và tên lửa của Kiev.
Tên lửa Sarmat thế hệ thứ năm được thiết kế để thay thế mẫu R-36 Voevoda thời Liên Xô (được NATO định danh là SS-18 Satan), vốn được sản xuất từ những năm 1970. Động cơ nhiên liệu lỏng của các ICBM này được phát triển bởi Cục thiết kế Yuzhnoye tại Dnipro, sau này đổi tên thành Cục thiết kế Pivdenne.
Có giả thuyết cho rằng Pivdenne có thể là mục tiêu của cuộc tấn công bằng tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Liên bang Nga vào Dnipro ngày 21/11/2023.
Liên bang Nga mất khả năng tự phát triển tên lửa sau khi chấm dứt hợp tác quân sự với Ukraine
Sau năm 2014, mọi hợp tác quân sự giữa Liên bang Nga và Ukraine bị đ́nh chỉ. Việc phát triển RS-28 Sarmat được chuyển sang Trung tâm Tên lửa quốc gia Makeyev, đơn vị cũng được giao nhiệm vụ bảo tŕ các tên lửa R-36 cũ.
Tuy nhiên, trong một báo cáo năm 2023 của Quỹ Carnegie, nhà phân tích Maxim Starchak cho biết dự án này gặp nhiều trở ngại nghiêm trọng. Các cuộc thử nghiệm gần như bị dừng lại, thay vào đó Liên bang Nga chỉ thực hiện kiểm tra an toàn hằng năm đối với các tên lửa R-36 và đầu đạn hạt nhân.
Chuyên gia Wright nhận định rằng Liên bang Nga hoàn toàn thiếu kinh nghiệm trong việc phát triển động cơ nhiên liệu lỏng, dù là tại Trung tâm Makeyev hay Viện Công nghệ Nhiệt Moscow.
“Trước năm 2014, những viện nghiên cứu này chủ yếu phát triển động cơ tên lửa nhiên liệu rắn cho ICBM. V́ vậy, việc chọn nhiên liệu lỏng cho tên lửa Sarmat là một quyết định rất kỳ lạ.”
Ông Wright nhấn mạnh: “Trước đây, chính người Ukraine đă làm điều đó cho Liên bang Nga. Việc thiếu chuyên môn của Ukraine là một trong những lư do chính khiến Liên bang Nga gặp khó khăn với tên lửa Sarmat”.
Chuyên gia tên lửa Fabian Hoffman từ Dự án Hạt nhân Oslo cũng đặt câu hỏi về quyết định của Liên bang Nga khi chọn nhiên liệu lỏng cho ICBM thế hệ mới: “Những người từng phát triển các tên lửa trước đây đều đă nghỉ hưu hoặc qua đời. Hiện vẫn c̣n một số chuyên gia ở Ukraine, vốn từng đóng vai tṛ quan trọng trong chương tŕnh ICBM của Liên bang Nga – đây là một vấn đề rất lớn đối với Moskva”.
Dự án phát triển tên lửa Sarmat liên tục bị tŕ hoăn
Dự án Sarmat liên tục bị chậm tiến độ. Cuộc thử nghiệm đầu tiên dự kiến diễn ra vào năm 2015 nhưng bị hoăn lại hai năm. Cho đến nay, chỉ có một lần phóng thử nghiệm thành công vào năm 2022.
Năm 2018, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố trước Quốc hội Nga rằng: “Sarmat có thể vượt qua mọi hệ thống pḥng thủ trên thế giới. Nó không có đối thủ, và sẽ không có đối thủ trong một thời gian dài.”
Các nhà tuyên truyền của Liên bang Nga cũng phóng đại khả năng của tên lửa này. Ví dụ: Dmitry Kiselyov, một MC truyền h́nh của Liên bang Nga, tuyên bố vào đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine năm 2022 rằng chỉ một tên lửa Sarmat có thể xóa sổ nước Anh.
Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện), ông Vyacheslav Volodin năm 2024 viết rằng thời gian tên lửa Sarmat bay đến Strasbourg (trụ sở Nghị viện châu Âu) chỉ là 3 phút 20 giây.
Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm sau năm 2022 của tên lửa Sarmat đều thất bại.
Thất bại đáng kể nhất xảy ra vào ngày 21/9/2024, khi một vụ nổ trong quá tŕnh thử nghiệm đă phá hủy một hầm phóng tên lửa tại sân bay vũ trụ Plesetsk, thuộc vùng Arkhangelsk. Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) đă xác nhận vụ việc này.
Báo cáo của ISW lưu ư rằng mặc dù những thất bại này không đồng nghĩa với sự suy giảm khả năng răn đe hạt nhân của Liên bang Nga, nhưng chúng cho thấy: “Liên bang Nga tiếp tục gặp khó khăn trong việc phát triển công nghệ tên lửa mới, chịu ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt quốc tế và áp lực quá lớn lên ngành công nghiệp quân sự trong bối cảnh chiến tranh với Ukraine”.
Trong khi đó, vào tháng 10/2023, Tổng thống Liên bang Vladimir Putin tiết lộ nước này đang sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo chiến lược RS-28 Sarmat. Ông Putin nhấn mạnh tên lửa đă vượt qua các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước và sẵn sàng đưa vào thực chiến.
RS-28 Sarmat do Trung tâm Tên lửa quốc gia Makeyev thiết kế và Nhà máy chế tạo Krasnoyarsk sản xuất, nhằm thay thế tên lửa đạn đạo R-36M2 Voyevoda, vốn hoạt động trong Lực lượng tên lửa chiến lược Liên bang Nga từ năm 1988.
Theo nhà sản xuất, RS-28 Sarmat có chiều dài 35,5m, đường kính 3m và có trọng lượng phóng là 208,1 tấn. Tầm bắn của tên lửa lên tới 18.000km, cho phép tấn công hầu hết mọi vị trí trên Trái đất với sai số chỉ khoảng 500m. Tên lửa chủ yếu được làm bằng hợp kim nhôm-magie bền hơn, nhẹ hơn và mang được tải trọng lớn. Vật liệu composite cũng được sử dụng trong hộp bảo quản và thùng phóng để làm giảm tín hiệu radar.
RS-28 Sarmat là tên lửa đạn đạo 3 giai đoạn sử dụng nhiên liệu lỏng, được trang bị đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV) và có thể mang lượng nhiên liệu nặng 178 tấn. Tên lửa này thể mang theo từ 10 đến 15 đầu đạn hạt nhân ước tính có sức công phá hàng chục megaton. Tên lửa cũng được trang bị nhiều loại mồi bẫy để đánh lừa hệ thống pḥng thủ đối phương.
RS-28 Sarmat được trang bị động cơ RD-274 ở giai đoạn đầu và các đầu đạn trên Sarmat có thể lao tới mục tiêu ở vận tốc Mach 20,7 (khoảng 25.500 km/giờ), với quỹ đạo bay phức tạp, gần như không thể đánh chặn.
VietBF@sưu tập