Những phần xương ngoại cỡ của một con quái thú 152-155 triệu tuổi đă được t́m thấy ở bang Colorado - Mỹ, có thể là loài mới.
Theo Sci-News, nhóm nghiên cứu từ Đại học Khoa học Y tế Western, Đại học Brigham Young, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Arizona và Đại học Auburn (Mỹ) đă mô tả mẫu vật mới của một quái thú thuộc chi khủng long Haplocanthosaurus.
Quái thú Sauropod là những động vật trên cạn lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất - Minh họa AI: Thu Anh
"Haplocanthosaurus là một nhóm khủng long chân thằn lằn (Sauropod) bí ẩn từ hệ tầng Morrison thuộc kỷ Jura muộn ở miền Tây nước Mỹ" - nhà cổ sinh vật học Mathew Wedel từ Đại học Khoa học Y tế Western thông tin.
Hiện chỉ có 2 loài thuộc chi này từng được biết đến là Haplocanthosaurus delfsi và Haplocanthosaurus priscus.
Tuy nhiên, các nhà cổ sinh vật học chưa phân loại được con quái thú vừa được phát hiện vào loài nào trong 2 loài nói trên. Cũng có thể nó là đại diện của một loài hoàn toàn mới.
Cơ thể khổng lồ của con quái thú được phác thảo với các phần xương hóa thạch được khai quật nổi bật với màu trắng - Ảnh: THE ANATOMICAL RECORD
Những phần xương hóa thạch của con quái thú đă được t́m thấy tại "mỏ khủng long" Dry Mesa tại bang Colorado, một phần của hệ tầng Morrison.
Bài công bố trên tạp chí khoa học The Anatomical Recor dước tính quái thú này sống khoảng 152-155 triệu năm trước.
So với các loài khủng long chân thằn lằn khác được t́m thấy trong khu vực cũng như trên thế giới, Haplocanthosaurus vẫn là "cỡ nhỏ".
Mặc dù vậy, trong số xương mà các nhà khoa học thu thập được, chỉ 4 đốt sống lưng sau nối tiếp nhau cũng đă dài đến 1 m.
Bởi lẽ khủng long chân thằn lằn - cổ dài, đuôi dài và 4 chân vững chăi như cột đ́nh - là nhóm động vật trên cạn lớn nhất thế giới. Con lớn nhất từng được t́m thấy - thuộc về nhánh Titanosaurus - ước tính nặng tới 69 kg khi c̣n sống.
Đây là một phát hiện quư giá bởi hồ sơ hóa thạch về chi Haplocanthosaurus vẫn c̣n ít ỏi.
Các nhà khoa học cũng đang nghi ngờ rằng chúng là một nhánh trung gian, đại diện cho một bước tiến hóa quan trọng của ḍng dơi Sauropod.
VietBF@ sưu tập