Đường về Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đă liên tục nhận sự ủng hộ từ lănh đạo các doanh nghiệp lớn, đặc biệt ở giới công nghệ.
Giai đoạn chuẩn bị để trở lại điều hành chính phủ Mỹ của Tổng thống đắc cử Donald Trump đến nay đă nhận không ít sự ủng hộ từ giám đốc các doanh nghiệp hàng đầu. Trong đó, một số người từng ít nhiều có hiềm khích với ông Trump trong quá khứ nay cũng đă "quay xe" nhằm đạt được quan hệ nồng ấm với ông chủ Nhà Trắng tiếp theo.
Ông Donald Trump phát biểu trong họp báo ngày 16.12
Liên tiếp tin vui
Thông tin nổi bật mới nhất có lẽ đến từ việc ông Trump ngày 16.12 thông báo Mỹ sẽ nhận khoản đầu tư 100 tỉ USD từ Tập đoàn SoftBank trong 4 năm tới, dự kiến tạo thêm 100.000 việc làm, theo Reuters. Trước đó, nổi trội hơn cả là việc liên tiếp các công ty công nghệ hàng đầu như Meta, Amazon và OpenAI lần lượt thông báo sẽ quyên góp cho quỹ nhậm chức của ông Trump. Ngoài ra, lănh đạo các ông lớn công nghệ cũng đă hoặc sẽ có cuộc gặp riêng với Tổng thống đắc cử Mỹ.
"Trong nhiệm kỳ đầu tiên, mọi người đều chống lại tôi, nhưng đến nhiệm kỳ này th́ họ đều muốn làm bạn với tôi. Tôi không rơ, tính cách tôi đă thay đổi hay sao đó", ông Trump phát biểu tại khu nghỉ dưỡng tư nhân Mar-a-Lago ở bang Florida ngày 16.12, sự kiện họp báo đầu tiên của ông Trump kể từ sau khi đắc cử tổng thống Mỹ.
Khảo sát mới nhất của Công ty công nghệ Morning Consult (Mỹ) ngày 12.12 cho thấy ông Trump có tỷ lệ ủng hộ ở mức cao nhất kể từ năm 2017 với 50%, trong khi cùng thời điểm này năm 2016 tỷ lệ người không có thiện cảm với ông lại chiếm đa số. Khảo sát mới đây cũng cho thấy phần lớn người Mỹ đồng t́nh với quá tŕnh chuyển giao quyền lực năm nay và tin rằng ông Trump sẽ làm tốt khi trở lại Nhà Trắng vào tháng tới. Ngoài ra, ông c̣n nhận những dấu mốc đáng chú ư trong ngày 12.12, khi được tạp chí Time bầu chọn là nhân vật của năm, đồng thời có lần đầu tiên rung chuông mở cửa sàn chứng khoán New York.
Bitcoin lại trên đà tăng giá kỷ lục nhờ ông Trump
T́m kiếm lợi ích
Ông chủ Meta Mark Zuckerberg hay nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos trong quá khứ từng có những lần "đấu khẩu" với ông Trump. Song việc thay đổi lập trường là điều dễ hiểu nếu nó mang lại lợi ích đôi bên. Đặc biệt đối với lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như công nghệ, việc tự đẩy bản thân vào thế đối đầu với Tổng thống đắc cử Trump có thể khiến các doanh nghiệp lớn tại Mỹ "hại nhiều hơn lợi" trong 4 năm tới.
Tờ Politico dẫn lời ông Adam Kovacevich, cựu Giám đốc chính sách của Google, nhận định động thái quyên góp của các hăng công nghệ là một cách để được ông Trump chú ư đến. Dù số tiền sẽ không có tác động đáng kể, song việc công khai quyên góp có thể được ví như cách "đánh tiếng" và có cơ hội nắm bắt thông tin về các quyết sách của ông Trump sớm nhất.
Các lănh đạo công nghệ được cho là đă rút ra một điều khi làm việc với ông Trump, đó là việc có thể hiện diện trong pḥng họp khi Tổng thống đắc cử đưa ra quyết định là điều rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các chính sách thuế sắp tới của ông Trump sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia, và không bên nào muốn rơi vào thế bị động.
VietBF@sưu tập