Được xem như một điểm nóng địa chính trị, Syria trở thành chiến trường "không tiếng súng", nơi các cường quốc tranh giành ảnh hưởng thông qua các chiến lược ngoại giao, quân sự và kinh tế.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) trong cuộc gặp ông Donald Trump lúc là Tổng thống Mỹ năm 2020. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo tờ The National (UAE) ngày 16/12, trong bối cảnh chính trị Trung Đông đang chứng kiến những biến động sâu sắc, Syria đă trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc khu vực. Sự sụp đổ của chính quyền Assad đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, mở ra cuộc đua gây ảnh hưởng giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran và Israel.
Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang giành được ưu thế quyết định. Với thành công trong việc hỗ trợ nhóm đối lập lật đổ chính quyền Assad, Ankara đă nhanh chóng định vị ḿnh như một tác nhân then chốt trong việc định h́nh tương lai Syria. Có thể thấy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đă điều chỉnh chiến lược một cách khéo léo, cải thiện quan hệ với các nước NATO và tận dụng những khoảng trống quyền lực để mở rộng ảnh hưởng.
Ngược lại, Nga và Iran, những đồng minh truyền thống của Syria, đang phải đối mặt với những thách thức nhất định. Sau khi chính quyền Assad sụp đổ, Iran đă buộc phải rút khỏi Syria, bỏ lại những khoản đầu tư lâu dài mà không mang lại kết quả mong đợi. Trong khi đó, Nga cũng phải đối mặt với áp lực từ chiến sự ở Ukraine và đang t́m kiếm giải pháp cho sự hiện diện của ḿnh tại các căn cứ ở Syria.
Trung Quốc tuy không trực tiếp can dự vào Syria nhưng đang theo dơi chặt chẽ cán cân quyền lực trong khu vực nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế toàn cầu của ḿnh. Với Mỹ, nước này có thể đang đứng ở vị trí then chốt trong cuộc cạnh tranh. Washington có thể t́m cách đóng hoặc chuyển đổi các căn cứ quân sự Nga tại Syria, nhằm hạn chế ảnh hưởng của Moskva trong khu vực Địa Trung Hải. Mục tiêu chính của Mỹ là củng cố vị thế của NATO và kiểm soát các diễn biến địa chính trị tại Syria.
Về phần ḿnh, Israel đă nắm bắt được thời cơ một cách nhanh chóng. Nước này đă tấn công trực diện Iran, làm suy yếu chiến lược ảnh hưởng khu vực của Tehran bằng cách tấn công các lực lượng dân quân thân Iran và phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của Syria. Với sự hỗ trợ trực tiếp từ Mỹ, Israel đang định vị ḿnh như một nhân tố trong việc định h́nh trật tự mới ở Trung Đông.
Trong khi đó, các quốc gia Arab, đặc biệt là Saudi Arabia, đang t́m cách giữ vai tṛ lănh đạo trong giai đoạn chuyển tiếp này. Với "Tầm nh́n 2030", họ hướng tới một Trung Đông an toàn, ḥa b́nh và thịnh vượng. Hiện các quốc gia vùng Vịnh được coi là có năng lực để tái thiết Syria, với khả năng tài chính và chiến lược để ngăn chặn các xu hướng cực đoan.
Trước bối cảnh này, Syria đang đứng trước một ngă rẽ quan trọng. Quốc gia này có thể trở thành chiến trường của cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc, hoặc có thể là điểm khởi đầu cho một kỷ nguyên ổn định mới tại Trung Đông. Trong khi đó, vai tṛ của các quốc gia Arab, đặc biệt là việc tái thiết và ḥa giải, sẽ là yếu tố quyết định trong việc định h́nh tương lai của Syria.
VietBf@ sưu tập