(Minh họa)
Tổng Thống đắc cử Donald Trump đă mời Chủ tịch TQ Tập Cận B́nh đến dự lễ nhậm chức của ḿnh.
Trước đó, ông Trump cũng từng đưa ra lời tuyên bố về chính sách cứng rắn đối với Bắc Kinh. Nhưng với lời mời này, có thể hiểu rằng ông Trump vẫn xem trọng mối bang giao với TQ.
Chẳng hiểu, liệu ông Tập có nhận lời mời này của ông Trump hay không, nhưng thiết nghĩ sẽ không phải là cách khôn ngoan nếu ông Tập lại từ chối lời mời đó. Bởi v́ điều này sẽ cho thấy TQ không coi trọng mối giao dịch với Hoa Kỳ, một quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trên toàn cầu.
Trong chiến dịch tranh cử chức tổng thống vừa qua, ông Trump tuyên bố sẽ xem xét áp đặt mức thuế đến 60% đối với hàng nhập cảng từ TQ. Hồi đầu tháng này, ông Trump đă đề cử ra ông David Perdue, một người vốn có quan điểm chống TQ, làm Đại sứ Mỹ tại đại lục.
Có nhiều khả năng là ông Tập sẽ đến Mỹ để dự lễ nhậm chức của ông Trump. Và rất có khả năng là ông Trump cũng sẽ mời Tổng thống Đài Loan là ông Lại Thanh Đức đến dự lễ nhậm chức đó. Sẽ là điều thật thú vị nếu ông Tập Cận B́nh được xếp ngồi cạnh ông Lại Thanh Đức.
Chẳng hiểu, liệu ông Tập có xem đó là điều thú vị hay không?!
***
Ông Poroshenko, cựu Tổng thống Ukraine, cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ sớm kết thúc nếu Ukraine được chấp nhận kết nạp vào Khối NATO.
Vậy là ông Poroshenko cũng đồng quan điểm với cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson khi ra tuyên bố như vậy. Hẳn là v́ hai ông tin rằng, một khi Ukraine trở thành thành viên của NATO th́ Nga sẽ phải chùn bước, không dám tiếp tục manh động v́ không dám đối đầu trực diện với liên minh quân sự này. Điểm đầu tiên trong Kế Hoạch Chiến Thắng của Tổng thống Zelensky cũng chính là Ukraine phải được kết nạp ngay vào NATO.
Thế th́, tại sao cho đến giờ này NATO vẫn chần chừ trong việc thực hiện mong muốn đó của Ukraine? Phải chăng v́ NATO lo ngại phải đối đầu trực tiếp với Nga?
Nếu đúng như vậy th́ có lẽ đó là lư do khiến cho NATO thời gian qua dù đă hết ḷng hỗ trợ Ukraine rất nhiều song vẫn tỏ ra thiếu sự dứt khoát, thiếu quyết định mạnh mẽ. Rất có thể là v́ nhận ra NATO chỉ là một liên minh quân sự lỏng lẻo, thiếu quyết đoán mà Moscow đă thừa cơ để tiến hành xua quân xâm lược trắng trợn Ukraine núp dưới cái chiêu bài mỹ miều
"chiến dịch quân sự đặc biệt".
Thủ tướng Anh Keir Starmer mới đây lên tiếng cam kết sẽ giúp đưa Ukraine vào vị thế mạnh nhất trong các cuộc đàm phán về ḥa b́nh, nhằm bảo đảm thực hiện một nền ḥa b́nh công bằng và lâu dài theo các điều kiện của Ukraine đưa ra. Khi tuyên bố như thế, hẳn rằng ông Keir Starmer đă nhận ra những nguy cơ đối với vấn đề an ninh, ổn định và thịnh vượng của Âu châu nếu Nga giành được chiến thắng trong cuộc chiến với Ukraine.
Mong rằng đây cũng là quan điểm chung của tất cả các vị nguyên thủ quốc gia Âu châu. Bởi v́ một Âu châu c̣n lừng khừng, thiếu sự quyết đoán chỉ khiến cho Putin sẽ càng lấn tới.
***
Trong diễn đàn đầu tư với danh xưng
"Nước Nga Vẫy Gọi" được tổ chức hôm 4/12/24 ở Moscow, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng Nga chào đón sự trở lại của các doanh nghiệp đă rút khỏi Nga sau khi cuộc xung đột ở Ukraine bùng nổ.
Ông Putin nhấn mạnh rằng, cánh cửa cơ hội tại Nga luôn rộng mở, và
"Nga không đuổi bất cứ ai đi". Khi đưa ra những lời kêu gọi
"thiết tha" như vậy, dường như ông Putin lại giả vờ quên rằng, chính cuộc xâm lược mà Nga cho xua quân vào Ukraine đă khiến cho phương Tây sau đó liên tục tung ra những đ̣n cấm vận ngặt nghèo đối với Nga. Việc các doanh nghiệp phương Tây đă rút ra khỏi Nga là v́ cuộc xâm lược đó, chứ không phải do bị Nga
"xua đuổi", mặc dù Putin đă ra lệnh cho
"quốc hửu hóa" toàn bộ các tài sản của họ ở đất Nga này.
Với diễn đàn
"Nước Nga Vẫy Gọi", ư đồ của ông Putin rơ ràng là muốn hóa giải, làm cho các lệnh trừng phạt của phương Tây bị thất bại, đồng thời lại cho thấy Nga đang kiệt quệ nặng nề do cuộc chiến này gây ra và khát khao kêu gọi vốn đầu tư lớn của các tập đoàn ở phương Tây.
Moscow nên tỉnh táo để nhận ra rằng, chỉ cần Nga cho rút quân ngay lập tức ra khỏi Ukraine th́ mặc nhiên các lệnh cấm vận mà phương Tây đang áp đặt lên Nga sẽ được chấm dứt, và việc họ sẽ trở lại nước Nga sẽ là điều tất yếu, chẳng cần đến lời vẫy gọi chào mời của Nga.
Và chỉ như thế mới chứng tỏ
"cánh cửa cơ hội tại Nga sẽ luôn rộng mở và Nga sẽ không xua đuổi đi bất cứ một ai cả".