Một làn sóng xung kích "tương tự tiếng nổ siêu thanh từ máy bay chiến đấu" đă dội vào Trái Đất từ vùng vũ trụ cách xa 290 triệu năm ánh sáng.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đă bắt được hiện tượng hiếm hoi mà họ mô tả là "làm rung chuyển vũ trụ", xảy ra cách địa cầu tận 290 năm ánh sáng.
Mặc dù xa xôi nhưng sóng xung kích từ sự kiện đă giải phóng quá mạnh vào không gian. Nếu chuyển nó thành dạng âm thanh tai người nghe được, chúng ta sẽ cảm giác như có tiếng nổ siêu thanh từ máy bay chiến đấu đang vang vọng bên ḿnh.
Hiện tượng đó được tạo nên bởi 5 quái vật cổ đại đang nuốt nhau.Sự kiện rung chuyển vũ trụ này xảy ra tại hệ thống Stephan Quintet, một nhóm gồm 5 thiên hà ở gần nhau.
Mới đây, thiên hà lớn nhất trong số đó NGC 7318b đă va chạm mạnh với 4 thiên hà nhỏ c̣n lại và bắt đầu một cuộc sáp nhập, hay nói đúng hơn là 4 thiên hà kia sẽ bị NGC 7318b nuốt mất.
Đó là một sự kiện giải phóng năng lượng dữ dội. Sóng xung kích từ hiện tượng đă được bắn ra với tốc độ lên đến 3,2 triệu km/giờ.
"Về cơ bản, đây là một trường mảnh vỡ liên thiên hà khổng lồ. Kẻ xâm nhập mới NGC7318b đă đâm vào trường mảnh vỡ, và nén plasma và khí trong đó" - nhà vật lư thiên văn Marina Arnaudova từ Đại học Hertfordshire giải thích với Live Science.Khi làm như vậy, NGC 7318b đă tái tạo năng lượng cho plasma khiến nó phát sáng rực rỡ ở tần số vô tuyến.
Tuy có vẻ chết chóc và tàn khốc, nhưng điều này đă thúc đẩy gia tăng quá tŕnh h́nh thành sao trong vùng sáp nhập.
Được đặt theo tên nhà thiên văn học người Pháp Édouard Stephan, người đă phát hiện ra thiên hà này vào thế kỷ 19, Stephan's Quintet là một nhóm gồm 5 thiên hà "bị khóa trong một điệu nhảy vũ trụ gồm những cuộc chạm trán gần nhau lặp đi lặp lại", theo NASA.
Nhóm thiên hà này đă được chụp từ nhiều kính viễn vọng không gian mạnh nhất, bao gồm Hubble và James Webb, những sứ mệnh do NASA dẫn đầu.
Các nhà khoa học hy vọng kỳ vọng phát hiện mới này sẽ tiết lộ những bí mật quan trọng về quá tŕnh tiến hóa dữ dội của vũ trụ chúng ta.
|