Nền kinh tế Hoa Kỳ đang bước vào tháng Năm với nhịp độ tuyển dụng chậm lại. Khi thị trường lao động bắt đầu phản ứng với những cơn gió ngược đến từ bất ổn thương mại, chính sách thuế và xu hướng thắt lưng buộc bụng của chính quyền Trump.
Cả nước chỉ tạo thêm 177,000 việc làm trong tháng 4 – thấp hơn tháng trước (185,000), và kém xa mức ban đầu từng công bố là 228,000. Tuy vậy, con số này vẫn nhỉnh hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế từ LSEG. Tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức 4.2%, không thay đổi so với tháng trước.
Dữ liệu điều chỉnh cho thấy: số việc làm trong tháng 2 và 3 thực tế thấp hơn 58,000 so với báo cáo trước đó. Riêng tháng 2 chỉ tạo được 102.000 việc làm, thay v́ 117,000 như công bố ban đầu.
Khu vực tư nhân là điểm sáng, với 167,000 việc làm mới – vượt xa kỳ vọng. Trong khi đó, chính phủ liên bang lại cắt giảm 9,000 việc làm, dù mức giảm được bù lại phần nào nhờ tuyển dụng ở cấp tiểu bang và địa phương.
Các ngành công nghiệp có kết quả đáng chú ư gồm: Y tế: tăng mạnh với 50,600 việc làm mới, chủ yếu ở bệnh viện và các dịch vụ y tế ngoại trú, vận tải và kho băi: thêm 29,000 việc làm, với đà tăng từ các công ty chuyển phát nhanh, nhà kho và hàng không, tài chính: tăng 14,000 việc làm – nâng tổng số trong 12 tháng qua lên 103,000, sản xuất: mất 1,000 việc làm, ít hơn mức dự báo sụt giảm 5,000. Ngược lại, trợ giúp xă hội chỉ tăng 7,600 việc làm – thấp hơn nhiều so với trung b́nh 20,000 trong năm qua.
Dù bề ngoài có vẻ ổn định, thị trường lao động vẫn lộ rơ những vết nứt: Người thất nghiệp dài hạn (27 tuần trở lên) tăng mạnh thêm 179,000 người, lên 1.7 triệu – chiếm gần 1/4 tổng số người thất nghiệp. Người làm bán thời gian bất đắc dĩ – tức muốn làm toàn thời gian nhưng không t́m được – vẫn giữ ở mức cao với 4.7 triệu người. Tỷ lệ người làm nhiều việc giảm nhẹ, nhưng vẫn chiếm 5.4% lực lượng lao động – con số gần như không thay đổi trong một năm qua.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động dậm chân tại chỗ ở mức 62.6%, phản ánh tâm lư thận trọng trong bối cảnh bất định kéo dài.
Giới phân tích cảnh báo rằng báo cáo việc làm tháng 4 có thể là “làn gió yên ả trước cơn băo.” Elyse Ausenbaugh, chiến lược gia của JPMorgan, cho rằng: "Tháng 4 có thể là lần cuối cùng chúng ta chưa cảm nhận rơ hậu quả tổng hợp của thương chiến 2.0, làn sóng sa thải trong công nghệ và chính sách nhập cư thắt chặt."
Các dấu hiệu ban đầu đă xuất hiện: sản xuất chững lại, việc làm liên bang tiếp tục rút giảm và tất cả trong lúc chính quyền Trump thúc đẩy thu hẹp quy mô chính phủ, đồng thời áp đặt các rào cản thương mại mới với đối tác toàn cầu.