Giáo hoàng Leo XIV - vị giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử, đánh dấu bước ngoặt lớn của Giáo hội Công giáo.
Theo tin từ đài ABC News, tân giáo hoàng vừa được Mật nghị Hồng y bầu là người Mỹ tên Robert Francis Prevost, lấy tông hiệu là Leo XIV. Ông là vị giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử giáo hội.
“B́nh an cho tất cả anh chị em" - đài CNN dẫn lời Giáo hoàng Leo XIV nói lời đầu tiên với tư cách là giáo hoàng.
“Đây là lời chào đầu tiên của Chúa Kitô phục sinh, người chăn chiên nhân lành đă hy sinh mạng sống v́ Chúa. Và tôi cũng muốn lời chào b́nh an này đi vào trái tim và gia đ́nh chúng ta" - tân Giáo hoàng Leo XIV nói trước người dân tập trung tại Quảng trường Thánh Peter.
Một nguồn tin từ Vatican cho biết ông Prevost không phải là ứng viên nổi bật, nhưng ông quen biết nhiều người, có 30 năm làm truyền giáo và biết nhiều ngôn ngữ.
“Quăng thời gian làm việc ở Peru khiến ông trở thành một trong những hồng y người Mỹ ít mang tính 'Mỹ' nhất. Dù vậy, ông vẫn hiểu rơ về nước Mỹ và có khả năng đối thoại với quốc gia này, điều rất cần thiết trong thời kỳ ông Trump" - theo nguồn tin của The Telegraph.
Lư lịch và hành tŕnh học tập - sứ vụ
Giáo hoàng Leo XIV, 69 tuổi, sinh ra tại Chicago (Mỹ), sở hữu một lư lịch đầy ấn tượng.
Ông gia nhập Ḍng Thánh Augustine vào năm 1977 tại tỉnh Ḍng "Mẹ Lời Khuyên Tốt Lành". Ngày 29-8-1981, ông tuyên khấn trọng thể. Sau đó, ông theo học tại Liên đoàn Thần học Công giáo Chicago và nhận bằng thần học, theo trang web của Toà thánh Vatican.
Ở tuổi 27, ông Prevost được cử đến Rome để học luật giáo hội tại ĐH Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas (Angelicum). Ngày 19-6-1982, ông được thụ phong linh mục.
Sau khi nhận bằng cử nhân vào năm 1984, ông được cử đến làm việc tại sứ vụ Chulucanas, Peru (1985-1986).
Năm 1987, ông nhận bằng tiến sĩ với luận án: "Vai tṛ của bề trên địa phương trong Ḍng Thánh Augustine". Cùng năm, ông trở thành giám đốc ơn gọi và giám đốc các sứ vụ của tỉnh Ḍng "Mẹ Lời Khuyên Tốt Lành" tại làng Olympia Fields (bang Illinois, Mỹ).
Năm 1988, ông được cử đến sứ vụ Trujillo (Peru) làm giám đốc dự án đào tạo chung cho các ứng sinh Ḍng Augustine tại các đại diện Chulucanas, Iquitos và Apurímac. Tại đây, ông giữ vai tṛ bề trên cộng đoàn (1988-1992), giám đốc đào tạo (1988-1998) và giáo sư thần học (1992-1998).
Tại tổng giáo phận Trujillo, ông là đại diện tư pháp (1989-1998) và giảng viên luật giáo hội, giáo phụ và luân lư tại Đại Chủng viện "San Carlos e San Marcelo".
Năm 1999, ông được bầu làm Bề trên Giám tỉnh Ḍng "Mẹ Lời Khuyên Tốt Lành" tại Chicago. Sau hai năm rưỡi, trong Đại hội tổng thường niên, ông được bầu làm Bề trên Tổng quyền và tái đắc cử vào năm 2007.
Năm 2014, Giáo hoàng Francis bổ nhiệm ông làm Giám quản Tông ṭa giáo phận Chiclayo (Peru), đồng thời nâng ông lên phẩm hàm giám mục. Ngày 7-11-2014, ông chính thức nhận giáo phận với sự hiện diện của Sứ thần Ṭa Thánh James Patrick Green và được tấn phong giám mục vào ngày 12-12-2014.
Ông quản lư giáo phận Chiclayo cho đến năm 2023, sau đó được Giáo hoàng Francis triệu hồi về Rome để đảm nhận vị trí đứng đầu Bộ Giám mục - cơ quan có quyền lực lớn trong việc thẩm định các đề cử giám mục trên toàn cầu.
Ngoài ra, ông c̣n giữ vai tṛ Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh, thường xuyên duy tŕ liên lạc với hàng giáo phẩm Công giáo tại khu vực có số lượng tín đồ đông đảo nhất thế giới.
Nhà cải cách thầm lặng
Dù giữ hồ sơ khá kín đáo tại Rome, Giáo hoàng Leo XIV đă tham gia vào một trong những cải cách quan trọng nhất của Giáo hoàng Francis: bổ sung 3 phụ nữ vào khối bầu cử để xem xét các đề cử giám mục trước khi tŕnh lên giáo hoàng, theo tờ The Telegraph.
Trước đây, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Vatican News ngay sau khi ông trở thành người đứng đầu Bộ Giám mục, ông Prevost cho biết: “Tôi vẫn coi ḿnh là một nhà truyền giáo. Ơn gọi của tôi, giống như của mỗi Kitô hữu, là trở thành một nhà truyền giáo, để loan báo Tin Mừng ở bất cứ nơi nào”.
Khi được hỏi về đóng góp của ba phụ nữ mới được bổ nhiệm vào Bộ Giám mục, ông Prevost trả lời: “Tôi nghĩ việc bổ nhiệm họ không chỉ là một hành động biểu tượng của Đức Giáo hoàng để cho thấy có phụ nữ tham gia. Họ thật sự đóng góp một cách nghiêm túc và có ư nghĩa trong các cuộc họp của chúng tôi khi thảo luận về các ứng viên.”
Ông cũng đề cập đến trách nhiệm trong việc chống lại lạm dụng giáo sĩ, nói rằng: “Ở một số nơi, công việc đă được thực hiện tốt trong nhiều năm và các quy tắc đang được áp dụng. Tuy nhiên, tôi tin rằng vẫn c̣n rất nhiều điều cần phải học hỏi”.
Theo đài CNN, người ta thường cho rằng các hồng y cử tri sẽ luôn tránh chọn một giáo hoàng đến từ Mỹ, do ảnh hưởng chính trị toàn cầu quá lớn của nước này. Tuy nhiên, kinh nghiệm lâu năm của ông Prevost tại Peru có thể đă xoa dịu những lo ngại đó trong ḷng các cử tri.
Bà Elise Allen, nhà phân tích Vatican của CNN, nói rằng: "Dù đến từ phương Tây, ông ấy vẫn rất quan tâm đến nhu cầu của Giáo hội toàn cầu. Đây là một người đă dành hơn nửa sự nghiệp giáo hội của ḿnh ở nước ngoài, với vai tṛ nhà truyền giáo tại Peru”.
Bà Allen cho biết thêm rằng ông Prevost được xem là một nhà lănh đạo phù hợp trong giới chức Vatican v́ "ông có khả năng hoàn thành công việc mà không cần phải áp đặt cách làm quá cứng nhắc".
"Ông Prevost được coi là một nhà lănh đạo xuất sắc. Từ khi c̣n rất trẻ, ông đă được bổ nhiệm vào các vai tṛ lănh đạo. Ông ấy được coi là một người điềm tĩnh và cân bằng, công bằng và rất rơ ràng về những việc cần làm... nhưng không quá áp đặt trong việc thực thi” - bà Allen nhận xét.