Nguồn gốc thật sự của Đồ long đao và Ỷ thiên kiếm không phải ai cũng biết. Thực ra Đồ long đao và Ỷ thiên kiếm là hai binh khí vô cùng trân quư mà bất kỳ nhân vật nào trong giới vơ lâm giang hồ đều thèm muốn. Mọi người có biết Đồ long đao và Ỷ thiên kiếm đă được Hoàng Dung và Quách Tĩnh tạo ra từ nhiều thanh bảo kiếm nổi tiếng.
Trong tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long kư của cố nhà văn Kim Dung, Đồ long đao và Ỷ thiên kiếm chính là nguyên nhân gây nên những tranh chấp trong chốn vơ lâm, người ta đồn rằng ai sở hữu được thanh đao Đồ long th́ có thể làm minh chủ vơ lâm, có quyền hiệu lệnh thiên hạ theo như câu nói:
"Vơ lâm chí tôn, bảo đao Đồ long, hiệu lệnh thiên hạ, mạc cảm bất ṭng. Ỷ thiên bất xuất, thùy dữ tranh phong." (Bảo đao Đồ long là vơ lâm chí tôn, có thể hiệu lệnh thiên hạ, nếu kiếm Ỷ thiên không xuất hiện, lấy ǵ tranh tài?).
Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn đoạt được Đồ long đao nhưng không t́m ra được bí mật cất dấu trong đao.
Sau này cả Đồ long đao và Ỷ thiên kiếm bị Chu Chỉ Nhược dùng kế đánh cắp được từ tay của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn (nghĩa phụ của Trương Vô Kỵ) và con gái của Nhữ Dương Vương là Triệu Mẫn quận chúa. Chu Chỉ Nhược đập găy đao kiếm và sở hữu được bí kíp của Cửu âm chân kinh, tuy nhiên v́ nóng ḷng luyện cấp tốc nên không thể đạt thành tựu.
Ỷ thiên kiếm
Ỷ thiên kiếm là bảo vật của phải Nga Mi.
Ỷ thiên kiếm là thanh kiếm do Hoàng Dung và Quách Tĩnh rèn thành từ hai thanh bảo kiếm sắc bén là Quân tử kiếm của Dương Quá và Thục nữ kiếm của Tiểu Long Nữ, v́ thế Ỷ thiên kiếm là thanh kiếm sắc bén nhất trong thiên hạ, chỉ có Đồ long đao mới có thể sánh ngang.
Trong thời Tương Dương đang hỗn loạn, Hoàng Dung thấy t́nh thế cấp bách nên đă viết ra một số môn vơ công trong Cửu âm chân kinh theo cách luyện tốc hành để luyện nhanh chóng và bỏ vào cùng thanh Ỷ thiên kiếm. Tương Dương sau này bị thất thủ, cả gia đ́nh Quách Tĩnh đều tự vẫn, ngoại trừ Quách Tương lúc đó ở xa nên thoát nạn. Sau khi biết được chuyện đó, Quách Tương v́ quá đau buồn nên đă bỏ đi tu trên núi Nga Mi. Ngay tại nơi này cô đă sáng lập ra phái Nga Mi và cũng là chủ sở hữu đầu tiên của Ỷ thiên kiếm.
Dù có Ỷ thiên kiếm trong tay Diệt Tuyệt sư thái cũng không phát dương quang đại phái Nga Mi được.
Trong Ỷ thiên đồ long kư, thanh Ỷ thiên kiếm thuộc sở hữu của phái Nga Mi, do Diệt Tuyệt sư thái nắm giữ. Do nhiều biến cố, Ỷ thiên kiếm đă rơi vào tay Triệu Mẫn quận chúa, sau đó th́ bị Chu Chỉ Nhược lấy cắp. Chính Chu Chỉ Nhược đă khám phá ra bí mật trong Ỷ thiên kiếm lẫn Đồ long đao. Ỷ thiên kiếm v́ thế bị găy làm đôi, sau này đệ tử Minh giáo v́ căm hận thanh kiếm này nên đă bỏ đi không rèn lại, và Ỷ thiên kiếm hoàn toàn biến mất trên giang hồ.
Đồ long đao
Đồ long đao là nguyên nhân gây nên những tranh chấp trong chốn vơ lâm.
Đồ long đao là món vũ khí được vợ chồng Quách Tĩnh và Hoàng Dung rèn lại từ thanh Huyền thiết trọng kiếm. Huyền thiết trọng kiếm là thanh bảo kiếm của Độc Cô Cầu Bại, sau này được Dương Quá sử dụng. Nguyên thanh kiếm đen trũi này không có ǵ là lạ, song cực nặng, đốc kiếm dài hơn 3 thước, nặng không dưới bảy, tám chục cân, gấp vài lần so với thứ binh khí nặng nhất trong chiến trận. Sau này, Dương Quá đem thanh bảo kiếm tặng cho Quách Tương – con gái thứ của Hoàng Dung và Quách Tĩnh – cũng chính là nữ hiệp sáng lập ra môn phái Nga Mi.
Lúc đầu, khi rèn thanh Đồ long đao này, Quách Tĩnh và Hoàng Dung cũng gặp vô vàn khó khăn, bởi thanh đao quá cứng nhưng v́ vậy lại thành dễ bị găy nát, may thay được Đào Hoa Đảo chủ - Cha của Hoàng Dung là Hoàng Dược Sư hỗ trợ bằng một khối kim loại có xuất xứ thần bí. Thanh đao sau khi rèn xong chém sắt như chém bùn, không ǵ phá vỡ nổi.
Đồ long đao là bảo vật mà bất kỳ nhân vật nào trong giới vơ lâm giang hồ đều thèm muốn.
Đồ long đao được mô tả là một thanh đao to bản, đen trũi, nặng hơn trăm cân, tuy thô kệch nhưng rất sắc bén. Theo nhà văn Kim Dung th́ Quách Tĩnh có hai cuốn bí kíp đó là thuật đánh quân (Vũ Mục di thư) và Cửu âm chân kinh. Vũ Mục di thư được Quách Tĩnh và Hoàng Dung cất giấu trong Đồ long đao.
Sau này, để lấy bí mật trong đao và kiếm, Chu Chỉ Nhược đă làm găy đao và kiếm. Đồ long đao bị găy làm đôi, đă được đệ tử Minh giáo gia công rèn lại, cuối cùng Trương Vô Kỵ chính là người sở hữu Đồ long đao, dùng nó để hiệu lệnh thiên hạ, cùng chung sức chống giặc Nguyên xâm lược. Cuối truyện Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn cùng nhau quy ẩn giang hồ, Đồ long đao cũng từ đó biệt tích.
VietBF@ sưu tầm.