Sáng 3/2 (mùng 6 tết Nguyên đán Ất Tỵ), hàng ngh́n người dân ở các nơi nô nức về xă Đông Hoàng, TP Thanh Hóa) để họp phiên Chuộng đầu năm. Những người đến phiên chợ ngoài việc mua bán nông sản, vật phẩm, c̣n để 'choảng' nhau cầu may.
Chợ Chuộng họp trên băi đất rộng khoảng hơn 1.000m2, ven sông Thiều thuộc địa phận làng Giang, xă Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (nay là huyện Đông Sơn đă sáp nhập vào TP Thanh Hóa).
Mặc dù thời tiết chuyển mưa nhẹ và gió lạnh nhưng từ sáng sớm người dân sinh sống xung quanh chen chúc rủ nhau đến chợ Chuộng mua cho ḿnh một món quà đầu năm.
Theo người dân địa phương, đây là một phiên chợ rất đặc biệt, năm nào ở chợ Chuộng "choảng" nhau càng to th́ năm đó gặp nhiều may mắn.
Qua lời kể của những bậc cao niên, không ai biết chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng năm nào cũng họp một lần vào ngày mùng 6 Tết. Dù trời mưa, hay nắng, người đến chợ đều rất đông, chủ yếu vẫn là nam thanh, nữ tú đến đây để "choảng" nhau bằng cà chua chín đỏ.
Tục truyền rằng, vào thời nhà Lê, có một vị vua khi ngang qua vùng này đúng mùng 6 tết Nguyên đán th́ bị địch phát hiện và vây bắt nên vua nảy ra kế họp chợ ngụy trang. Khi được lệnh, người dân lợi dụng thời cơ đă dùng hung khí tấn công giặc giành chiến thắng.
Từ đó để tưởng nhớ công lao của vị vua này, hằng năm cứ đến mùng 6 Tết là người dân trong vùng lại về đây họp chợ.
Nhiều thanh niên trai tráng mua cà chua làm "vũ khí" để ném trong phiên chợ.
Những cô gái thường sẽ là "nạn nhân" trong trận chiến cà chua tại phiên chợ Chuộng.
Để phiên chợ được diễn ra an toàn, tránh t́nh trạng mâu thuẫn, đánh nhau gây thương tích nên Công an TP Thanh Hóa đă cắt cử lực lượng chốt trực, bảo vệ tại khu vực họp chợ.
Gần khu vực vào chợ, lực lượng chức năng đă dựng barie, cấm các phương tiện lưu thông trên đường đê.