Sau khi khi bắt CEO tập đoàn sân sau và trợ lý chủ tịch quốc hội, VN đã nhanh chóng họp bất thưởng nhằm cách chức ông Vương Đình Huệ, người đang giữ chức chủ tịch quốc hội và là một trong tứ trụ chính trường VN.
Báo Asia Sentinel tiết lộ Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch tập đoàn Thuận An, người vừa bị bắt vì tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ” là em họ của Vương Đình Huệ.
Bộ Công an công bố việc đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội. Ông Phạm Thái Hà bị điều tra về tội: lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Phạm Thái Hà đã đi theo Vương Đình Huệ nhiều năm và trở thành người thân cận của Vương Đình Huệ:
- Khi Huệ làm Tổng kiểm toán Nhà nước (2006 - 2011), Hà làm Thư ký Tổng kiểm toán nhà nước.
- Khi Huệ lên làm Bộ Trưởng
Bộ Tài chính (2011 – 2012), Hà làm Thư ký Bộ Tài chính, hàm Vụ trưởng.
- Khi Huệ sang Trưởng Ban kinh tế Trung ương (2012 – 2016), Hà được Huệ đưa sang làm Trợ lý Ban kinh tế Trung ương.
- Huệ lên Phó Thủ tướng (2016 – 2020), Hà làm Trợ lý Trợ lý Phó thủ tướng chính phủ.
- Khi Huệ qua làm Bí thư thành ủy Hà Nội (2020 - 2021) cũng đưa Hà qua làm Trợ lý.
- Rồi khi Huệ trở thành Chủ tịch Quốc hội năm 2021, thì sang năm 2022 cũng đưa Hà sang làm Trợ lý Quốc hội cho mình.
Có thể nói Vương Đình Huệ và Phạm Thái Hà gắn chặt với nhau trong nhiều năm như hình với bóng.
Sau nhiều ngày thẩm tra, Phạm Thái Hà - Trợ lý của ông Huệ - nhất mực nhận hết tội lỗi, không khai ra ai. Tuy nhiên ông Vương Đình Huệ vẫn phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu theo Quy định 41 của BCHTW Đảng đối với trường hợp vi phạm RẤT nghiêm trọng (ông Hà nhận hối lộ gần 80 triệu USD, với số tiền lớn như thế rõ ràng là thuộc về trường hợp vi phạm RẤT nghiêm trọng).
Ông Huệ đã viết tâm thư gửi Đ/c TBT Nguyễn Phú Trọng, trong đó trình bày những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của Đảng, nhà nước và Quốc hội thời gian dài... Và nay đã có tín hiệu tốt: ông Huệ được cho "hạ cánh an toàn". Ông Huệ sẽ từ bỏ mọi chức vụ trong thời gian sắp tới.
Theo Quy định của Đảng về “Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu”, và theo tiền lệ từ nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam… cũng đã chủ động từ chức ngay sau khi có kết quả về sai phạm của cấp dưới.
Thông tin bên lề mấy ngày nay sau khi trợ lý bị bắt, ông Huệ đã viết đơn từ chức, và ngày 26/4 sẽ có cuộc họp bất thường nhằm phê chuẩn đơn từ chức này.
Đánh giá về cuộc chiến quyền lực giữa các cá nhân và phe phái trong nội bộ Đảng hiện nay, giới phân tích cho rằng, đây là đỉnh điểm cao nhất, chưa từng thấy trong lịch sử Đảng.
Chỉ trong vòng chưa đầy 15 tháng, không chỉ uỷ viên Bộ Chính trị đã rơi rụng 5 đồng chí, mà trong tương lai không xa, từ 18 ủy viên sẽ chỉ còn lại 13 – một con số đầy xui xẻo. Thậm chí, 4 nhân vật “Tứ trụ”, dù đã bổ sung để thay thế cho cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, thì nay cũng chỉ còn 2 ghế.
Báo chí nhà nước không nhắc gì đến ông Vương Đình Huệ trong vụ bắt giữ trợ lý Phạm Thái Hà. Tuy nhiên, theo luật sư Đặng Đình Mạnh, ông Huệ chắc chắn phải chịu trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu:
“Ông Vương Đình Huệ phải chịu trách nhiệm là lẽ tất nhiên. Nhưng về phương diện pháp lý, trách nhiệm và xử lý đến mức độ nào còn tùy thuộc vào kết quả điều tra vụ án.
Nếu ông Vương Đình Huệ cũng có hành vi trục lợi, nhận hối lộ, tương tự ông Phạm Thái Hà, thì ông ấy phải chịu xử lý về trách nhiệm hình sự.”
Trong trường hợp ông Huệ không có hành vi trục lợi, nhận hối lộ, theo luật sư Mạnh, thì dĩ nhiên, ông ấy được miễn trách nhiệm hình sự, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm theo tham chiếu tại điều 7 của bản Quy định số 41 của Bộ Chính trị, ban hành năm 2019, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, thì Vương Đình Huệ phải chịu trách nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.