Quân đội Sudan giao tranh với lực lượng bán quân sự tại thủ đô Khartoum, khiến ít nhất 56 người chết, hàng trăm người bị thương.
Các vụ nổ và tiếng súng vang lên trên những con đường của Khartoum hôm 15/4 sau khi Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), lực lượng bán quân sự của Sudan, tuyên bố họ đă kiểm soát dinh tổng thống, sân bay Khartoum và các cơ sở quan trọng khác.
Trong khi đó, quân đội bác bỏ thông tin này. Trong một tuyên bố vào đêm 15/4, không quân Sudan kêu gọi người dân ở trong nhà khi họ không kích các căn cứ của RSF. Giao tranh vẫn tiếp tục vào ngày 16/4.
Bakry, 24 tuổi, làm việc trong lĩnh vực tiếp thị, cho biết cư dân Khartoum chưa bao giờ chứng kiến điều ǵ giống như t́nh trạng bất ổn này. Anh mô tả khói đen bao trùm thủ đô. "Mọi người vô cùng sợ hăi và vội trở về nhà. Đường phố vắng tanh", Barkry cho biết.

Khói bốc lên từ sân bay Khartoum ngày 15/4. Ảnh: AFP
Sudan là quốc gia Bắc Phi giáp với Ai Cập, có dân số khoảng 48 triệu người. Sau cuộc đảo chính năm 2021, Sudan được lănh đạo bởi chính quyền quân sự với người đứng đầu là tướng Abdel Fattah al-Burhan.
RSF được thành lập vào năm 2013, thuộc sự quản lư của Cơ quan An ninh và T́nh báo Quốc gia Sudan, tuy nhiên, trong các hoạt động quân sự, họ được chỉ huy bởi quân đội chính quy Sudan. Bạo lực bùng phát sau nhiều tuần căng thẳng ngày càng sâu sắc giữa ông al-Burhan và Mohamed Hamdan Daglo, chỉ huy RSF, về kế hoạch sáp nhập RSF vào quân đội chính quy.
Việc sáp nhập là yếu tố quan trọng trong các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một thỏa thuận đưa đất nước trở lại chế độ dân sự và chấm dứt cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị do cuộc đảo chính năm 2021 gây ra.
Tổng thư kư Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi "chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch" và thảo luận các cách giảm leo thang với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi và Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Moussa Faki. Tổng thư kư cũng điện đàm với ông Burhan và ông Daglo, kêu gọi họ quay lại đối thoại.