Nguyên nhân của các vụ va chạm thiên thạch trên Trái Đất. Trái Đất của chúng ta thường xuyên bị các mảnh vụn ngoài không gian tấn công. Trong 1 tỷ năm qua, nó đă bị oanh tạc bởi ít nhất 130.000 thiên thạch.

Cuốn bách khoa thư Thuyết minh trực quan nhất về Trái Đất - bản cập nhật của Nhà xuất bản Dorling Kindersley (DK) - là hành tŕnh khám phá đầy cảm hứng về Trái Đất. Với độ chính xác cao, h́nh ảnh trực quan, cuốn sách không chỉ phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học nghiên cứu Trái Đất, mà c̣n hé lộ thông tin về lịch sử Trái Đất, thực trạng của hành tinh, các vấn đề về biến đổi khí hậu, núi lửa, đại dương, các vụ va chạm thiên thạch... Ảnh: M.C.

Theo cuốn sách, Trái Đất thường xuyên bị các mảnh vụn ngoài không gian tấn công. Trong 1 tỷ năm qua, nó đă bị oanh tạc bởi ít nhất 130.000 thiên thạch đủ lớn để tạo ra hố va chạm rộng ít nhất trên 1 km. Do bề mặt Trái Đất liên tục biến đổi địa chất nên bằng chứng nhiều vụ va chạm đă biến mất. Đến nay, hơn 180 điểm va chạm đă được xác định trên toàn cầu và những hố thiên thạch mới vẫn được phát hiện hàng năm. Trong ảnh là hố thiên thạch Wolfe Creek, Australia. Nguồn: sworld.

Nguyên nhân các vụ va chạm: Phần lớn thiên thạch là các tiểu hành tinh, tuy nhiên một số được tạo ra khi các tiểu hành tinh đâm vào bề mặt Mặt Trăng hoặc Hỏa tinh, làm cho các mảnh vụn bắn vào không gian. Những mảnh vụn nhỏ sẽ cháy rụi khi lao về phía Trái Đất để lại một vệt sáng trên bầu trời gọi là sao băng. C̣n thiên thạch là những vật đủ lớn xuyên qua khí quyển và tới mặt đất. Va chạm có thể đến từ những mảnh vụn sao chổi. Thiên thạch kích cỡ ngôi nhà hoặc lớn hơn, có thể tạo ra hố va chạm. Trong ảnh là một vệt sao băng. Nguồn: globalnews.

Những dấu hiệu rơ ràng nhất của một vụ va chạm là một hố thiên thạch h́nh tṛn lớn. Tuy hố thiên thạch bị xói ṃn theo thời gian nhưng những vết sẹo được gọi là astrobeleme (vết thương sao) vẫn c̣n. Thường một thiên thạch sẽ bốc hơi sau va chạm nhưng những tàn dư bị nóng chảy hoặc sót lại rải rác có thể tồn tại. Những tác động này được gọi là biến chất xung kích và gồm các nón vụn, tektite, thủy tinh diaplectic… Trong ảnh là hai tektite h́nh dạng phổ biến: quả tạ và giọt nước mắt, chất phóng ra trên mặt đất nóng chảy từ một vụ va chạm thiên thạch. Nguồn: wikipedia.
Một trong những dấu hiệu thuyết phục nhất của va chạm thiên thạch là nón vụn. Chúng là những cấu trúc đá nh́n giống đuôi ngựa. Các thớ nứt hội tụ trong một h́nh nón có chiều dài từ 2,5 cm đến hơn 2 m. Những thớ nứt như thế chỉ được tạo ra bởi áp suất cao đột ngột lên đá. Trong các hố va chạm, hầu hết nón vụn đều hướng lên trên, cho thấy tác động lên đá theo hướng từ trên xuống. Trong ảnh là một h́nh nón vụn nặng 181 kg từ Astroblème de Charlevoix, Québec, Canada.
Một thiên thạch đâm xuống Trái Đất sẽ sinh ra các đợt sóng xung kích lan khắp mặt đất, khiến đá xung quanh bị nén lại và khối lượng riêng tăng từ hai đến ba lần b́nh thường. Đá bị nén sau đó bắn ra tứ phía cùng những thiên thạch không bốc hơi. Kết quả là một hố va chạm h́nh bát lớn hơn bản thân thiên thạch rất nhiều. Hố va chạm đa dạng về vẻ bề ngoài, từ hơm nhỏ dạng chén tới những ḷng chảo lớn rải rác những lằn gờ và đồi g̣. Trong ảnh là hố thiên thạch Meteor, Arizona (Mỹ).
Thế năng của một vụ va chạm thiên thạch trên Trái Đất là trên 100 triệu megaton, hơn toàn bộ đầu đạn hạt nhân trên thế giới. Tác động toàn cầu từ các thiên thạch lớn khủng khiếp đến mức các nhà khoa học ngờ rằng chúng là nguyên nhân gây đến cuộc đại tuyệt chủng trong lịch sử Trái Đất, bao gồm việc khủng long tận diệt cách đây 65 triệu năm.
VietBF@ sưu tập