Hơn 100 nhóm đă thúc giục Mỹ chính thức xin lỗi Quần đảo Marshall về tác động của các vụ thử hạt nhân quy mô lớn tại đây vào những năm 1940 và 1950, đồng thời đưa ra mức bồi thường hợp lư.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (thứ hai từ phải sang) gặp Tổng thống Palau Surangel Whipps Jr. (b́a trái), Tổng thống Micronesia David Panuelo (thứ hai từ trái sang) và Tổng thống Quần đảo Marshall David Kabua (b́a phải) tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, Mỹ vào tháng 9-2022 - Ảnh: REUTERS
Theo Hăng tin Reuters ngày 11-1, các nhóm kiểm soát vũ khí, môi trường và các nhóm hoạt động khác như Hiệp hội Kiểm soát vũ khí, Tổ chức Greenpeace (Ḥa b́nh xanh), Bác sĩ v́ trách nhiệm xă hội, và Sáng kiến giáo dục Marshall ... đă đưa ra lời kêu gọi như trên trong thư gửi cho Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 12-2022. Reuters mới đây tiếp cận được nội dung bức thư này.
Các nhóm kêu gọi Washington thực hiện những cam kết về công bằng trong vấn đề hạt nhân trong các cuộc đàm phán đang diễn ra với Quần đảo Marshall về việc đổi mới Hiệp ước Liên kết tự do (COFA), vốn là cơ sở của các mối quan hệ với đảo quốc Thái B́nh Dương này kể từ những năm 1980.
Các điều khoản của COFA sẽ hết hạn vào năm 2023 đối với Quần đảo Marshall và Liên bang Micronesia - một đảo quốc khác ở Thái B́nh Dương, và với Palau vào năm 2024.
Các đảo quốc ở Thái B́nh Dương vẫn có mối quan hệ thân thiết với Washington, nhưng các nhà phân tích cảnh báo việc không đạt được các điều khoản mới về viện trợ kinh tế có thể khiến các nước này t́m đến Trung Quốc - đối thủ chiến lược của Mỹ - để tài trợ hoặc tăng cường thương mại và du lịch.
Người dân Quần đảo Marshall vẫn đang bị ảnh hưởng về sức khỏe và môi trường do 67 vụ thử nghiệm hạt nhân của Mỹ tại quần đảo này từ năm 1946 - 1958. Trong đó có vụ thử "Castle Bravo" tại đảo san hô Bikini năm 1954 - vụ thử bom nhiệt hạch lớn nhất lịch sử của Mỹ.
Mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đă đạt được giải pháp đầy đủ và cuối cùng cho di sản hạt nhân theo các thỏa thuận trước đây, nhưng một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Reuters rằng họ đang "xem xét những lĩnh vực mà Mỹ có thể cung cấp sự hỗ trợ rộng răi" để giải quyết các vấn đề đang diễn ra.
Khi được hỏi về bức thư nói trên, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đă đề cập đến một tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh năm 2022 với các đảo quốc Thái B́nh Dương, theo đó Washington vẫn "cam kết giải quyết các mối quan ngại về môi trường, sức khỏe cộng đồng đang diễn ra của Cộng ḥa Quần đảo Marshall và các mối quan tâm phúc lợi khác".
VietBF @ Sưu tầm