Chiến tranh bộ lạc trên 'đảo t́nh yêu', hơn 30 người chết. Tại Papue New Guinea, 32 người thiệt mạng sau khi căng thẳng giữa hai bộ lạc trên đảo Kiriwina, được mệnh danh "đảo t́nh yêu", leo thang thành xung đột đẫm máu.
Đụng độ giữa hai bộ lạc Kulumata và Kuboma trên đảo Kiriwina, tỉnh Milne Bay, bắt đầu bùng phát từ ngày 24/10. Sự việc khiến 32 người thiệt mạng, 15 người mất tích và cuộc chiến giữa hai bộ lạc vẫn chưa chấm dứt, Guardian dẫn các nguồn tin cho biết.
Kiriwina là ḥn đảo lớn nhất trong quần đảo Trobriand, c̣n được gọi là "đảo t́nh yêu" ở Papua New Guinea.
Bộ trưởng phụ trách an ninh nội địa Papua New Guinea Peter Tsiamalili cho biết đă điều động cảnh sát từ thủ đô Port Moresby đến đảo Kiriwina để ổn định t́nh h́nh. Người phụ trách nhiệm vụ này là ủy viên cảnh sát David Manning.

David Manning, ủy viên cảnh sát Papua New Guinea, phụ trách nhiệm vụ kiểm soát bạo lực trên đảo Kiriwina. Ảnh: EMTV Papua New Guinea.
Một nguồn tin giấu tên cho biết căng thẳng giữa hai bộ lạc Kulumata và Kuboma bắt đầu từ tháng trước, khi một người đàn ông ở làng Bwetalu bên Kuboma thiệt mạng trong một trận đấu bóng.
Dân làng Kuboma được cho là đă trả thù bằng cách phá hủy các vườn khoai mỡ của dân làng Kulumata, loại cây lương thực rất quan trọng với họ. Khi dân làng Kulumata đến văn pḥng chính quyền địa phương tŕnh báo hôm 24/10, họ chạm mặt một nhóm dân làng Kuboma và đụng độ đă xảy ra.
Một người dân địa phương cảm thấy "sợ hăi khi chứng kiến bạo lực trên ḥn đảo". "Chiến tranh giữa các bộ lạc vốn là một phần cuộc sống và văn hóa của chúng tôi. Tuy nhiên, khi có người thiệt mạng, họ thường sẽ đ́nh chiến và bắt đầu các nghi thức truyền thống để lo hậu sự, chứ không tiếp tục ẩu đả như thế này", cô nói.
Kiriwina thuộc quần đảo Trobriand, phía nam Thái B́nh Dương, nổi tiếng với những cây trồng như chuối, khoai mỡ và khoai môn. Những năm gần đây, cuộc sống trên quần đảo trở nên khó khăn hơn do dân số tăng và ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
Theo News.com.au, người dân quần đảo Triobriand c̣n được biết đến bởi cách xử lư mâu thuẫn bằng các trận đấu cricket. Điều này có nguồn gốc từ khi Papua New Guinea c̣n là thuộc địa của Australia, các bộ lạc bị cấm gây chiến lẫn nhau, và vẫn được duy tŕ đến ngày nay, sau khi đất nước giành độc lập năm 1975.
VietBF@ sưu tập