Giới chức Anh nhận định nước này nguy cơ thiếu khí đốt trong mùa đông do chiến sự tại Ukraine và suy giảm nguồn cung cho châu Âu.
"Anh có khả năng bước vào t́nh trạng khẩn cấp về nguồn cung khí đốt trong mùa đông 2022-2023 do chiến sự tại Ukraine và t́nh trạng thiếu hụt nguồn cung ở châu Âu", Văn pḥng Thị trường Khí đốt và Điện lực Anh (Ofgem) ngày 3/10 cảnh báo.
Trong trường hợp xảy ra vấn đề về nguồn cung, Anh có thể buộc phải hạn chế cấp khí đốt cho các nhà máy điện để đảm bảo phân phối cho các hộ gia đ́nh. Ofgem cho biết cơ quan này đang đưa ra các phương án dự pḥng hợp lư để đảm bảo Anh chuẩn bị đầy đủ cho mùa đông.
"Ofgem đang đề xuất các biện pháp dự pḥng hợp lư với Cơ quan Điều hành Hệ thống Lưới điện Quốc gia và Cơ quan Điều hành Hệ thống Khí đốt, cũng như chính phủ Anh để đảm bảo hệ thống năng lượng của đất nước được chuẩn bị đầy đủ trong mùa đông", Ofgem thông báo.
Các nhà máy điện chạy bằng khí đốt đóng góp hơn 40% sản lượng điện tại Anh trong năm 2021, 80% hộ gia đ́nh Anh dùng nguồn nhiên liệu hóa thạch này để sưởi ấm. Phát ngôn viên Ofgem dự báo mùa đông năm nay có thể trở nên khó khăn khi nguồn cung khí đốt từ Nga cho châu Âu bị gián đoạn.

Đường ống tại cơ sở xử lư khí hóa lỏng ở đảo Grain, miền nam nước Anh tháng 8/2013. Ảnh: Reuters.
"Anh nhập khẩu trực tiếp rất ít khí đốt từ Nga, cũng như có nguồn sản xuất khí đốt trong nước, nguồn cung đáng tin cậy từ Na Uy và cảng nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) với công suất lớn thứ hai châu ÂU. Tuy nhiên, chúng tôi phải chuẩn bị cho mọi t́nh huống trong mùa đông", phát ngôn viên Ofgem cho biết.
Ofgem đưa ra cảnh báo trong bối cảnh Nga giảm nguồn cung khí đốt sang châu Âu, khiến nhiều quốc gia trong khu vực như Đức phải đối phó với t́nh trạng giá khí đốt và điện tăng.
Châu Âu cáo buộc Nga dùng khí đốt làm vũ khí để đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây v́ mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nga nhiều lần bác bỏ và tuyên bố lệnh trừng phạt của phương Tây khiến nguồn cung khí đốt bị ảnh hưởng.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 30/9 nhận định t́nh h́nh nguồn cung năng lượng của nước này "cực kỳ căng thẳng" bất chấp họ đă thiết lập "lá chắn pḥng vệ" 194 tỷ USD, bao gồm kiểm soát giá khí đốt và giảm thuế, để bảo vệ các công ty và hộ gia đ́nh trước tác động từ đà tăng giá nhiên liệu.
"Chúng ta vẫn trong t́nh trạng khẩn cấp. Nếu chúng ta không tiết kiệm, nếu các hộ gia đ́nh không giảm tiêu thụ, chúng ta vẫn có nguy cơ không có đủ khí đốt cho mùa đông này", ông Habeck cho biết. "Chúng tôi sẽ không trợ giá khí đốt về mức như trong năm 2021, sẽ không làm vậy trong thời gian dài".