VietBF - View Single Post - Giới công nghệ Trung Quốc làm giàu từ dân nông thôn
View Single Post
  #1  
Old  Default Giới công nghệ Trung Quốc làm giàu từ dân nông thôn
Là đối tượng đem lại nguồn thu cho những công ty công nghệ ở Trung Quốc, nhóm người đến từ nông thôn, làng quê vẫn bị đánh đồng là lạc hậu, ham rẻ.
Người dân ở các vùng quê, hẻo lánh đang trở thành nguồn thu hấp dẫn cho giới kinh doanh công nghệ Trung Quốc, theo Sixth Tone.

Đối tượng khách hàng tiềm năng này thường được gọi dưới cái tên xiachen - thuật ngữ đề cập đến người tiêu dùng ở các thành phố nhỏ, các quận và khu vực nông thôn của đất nước tỷ dân.

Miếng bánh béo bở
Hai mươi năm trước, khi Internet mới bắt đầu phát triển ở Trung Quốc, các công ty công nghệ tập trung thu hút khách hàng ở các thành phố lớn với dân số đông đúc, nhiều tầng lớp trí thức như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến.Khi một số "ông lớn" thống trị thị trường, các công ty khởi nghiệp với quy mô nhỏ hơn và tương quan không thể cạnh tranh được, chuyển hướng sang phần cư dân có điều kiện thấp hơn ở đất nước tỷ dân.

Một số cái tên nổi tiếng trong việc "đánh chiếm" thị trường nông thôn ở Trung Quốc có thể kể đến gă khổng lồ thương mại điện tử Pinduoduo, nền tảng tổng hợp tin tức Qutoutiao và nền tảng video ngắn Kuaishou.

Dưới áp lực của các nhà đầu tư, những tên tuổi lớn như Taobao của Alibaba cũng chi một khoản tiền khổng lồ để mở rộng hoạt động kinh doanh ở các vùng nông thôn, cạnh tranh với Pinduoduo để giành thị phần.

Về lư thuyết, mong muốn chinh phục khách hàng ở nông thôn đ̣i hỏi các công ty công nghệ phải điều chỉnh chiến lược để phù hợp với thói quen tiêu dùng của người dân ở thôn quê khi sức mua chắc chắn kém hơn.

Thực tế, nó thường dẫn đến các chiêu tṛ thu hút qua giảm giá, quy đổi tiền mặt.

Ví dụ, trong khi cả hai nền tảng về tin tức cộng đồng của ByteDance là Jinri Toutiao và Qutoutiao đều cung cấp thông tin miễn phí, Qutoutiao vốn hướng đến đối tượng người dân nông thôn, thường khuyến khích người dùng ấn vào đọc tin để đổi lấy tiền thật.Trên Qutoutiao, người dùng ở vùng nông thôn từng nhận được lời mời từ ứng dụng có nội dung như "Đọc Qutoutiao, kiếm tiền uống rượu".

Các cách thức lôi kéo gây ra tranh căi. Trong nhiều trường hợp, các công ty công nghệ vẫn giữ định kiến rằng người dùng nông thôn hoặc đến từ bên ngoài các thành phố lớn thường ít học hơn.

Tần suất thông báo và quảng cáo có nội dung thô tục xuất hiện nhiều hơn đối với nhóm người dùng này.

Theo báo cáo của trang tin tức kinh doanh LatePost, sau khi một nhân viên văn pḥng ở Bắc Kinh đặt vị trí hiện tại trên một ứng dụng tổng hợp tin tức đến một thành phố nhỏ hơn ở tỉnh Hà Nam, người này nhận được hơn 40 đề xuất trong khoảng thời gian 4 giờ, hầu hết trong số đó là những câu chuyện liên quan đến t́nh dục, bạo lực hoặc tai nạn.

Định kiến
Những cách thức tiếp cận này phản ánh cái nh́n thiên lệch của lănh đạo, cấp trên tại các công ty công nghệ về người dùng Internet ở nông thôn, thị trấn nhỏ. Cư dân ở các vùng này thường bị xác định là những người lạc hậu, dễ dàng hài ḷng với cái mới, cái hiện đại.

Một phần của vấn đề là những người sáng lập, quản lư phụ trách thị trường xiachen chủ yếu sống, làm việc ở các thành phố lớn và không bao giờ dành hơn 1 tuần ở làng quê - nơi khách hàng mục tiêu của họ sinh sống.Các quyết định kinh doanh của họ dựa trên những giả định một chiều như cho rằng người tiêu dùng ở các vùng nông thôn rất nhạy cảm về giá nhưng không buồn quan tâm đến chất lượng, nói cách khác là ham rẻ.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc không chỉ khác nhau giữa các thành phố lớn và vùng nông thôn, mà c̣n trong chính cái gọi là thị trường xiachen.

Ghé thăm các vùng nông thôn ở phía đông bắc của đất nước, những ngôi làng có cơ sở hạ tầng tốt, siêu thị chất đầy hàng hóa tồn tại xen lẫn với các làng mạc hầu như không có ǵ để bán.

Các công ty tập trung vào xiachen và thành công trên thị trường này càng nhận thức rơ điều này.

Colin Huang, người sáng lập Pinduoduo, chỉ trích thuật ngữ này trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí kinh doanh Caijing: “Chỉ những người ở trung tâm Bắc Kinh mới quy hết những người sống ở các vùng quê khác là xiachen. Cư dân ở thủ đô khó ḷng hiểu được tập khách hàng cốt lơi của chúng tôi”.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 05-07-2022
Reputation: 344321


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 129,895
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	d2658ddd749f9dc1c48e.jpg
Views:	0
Size:	13.6 KB
ID:	2049958
Romano is_online_now
Thanks: 9
Thanked 6,447 Times in 5,404 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 37 Post(s)
Rep Power: 164 Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
 
Page generated in 0.05557 seconds with 10 queries