5 siêu vũ khí của Nga: Thông điệp mạnh mẽ từ Tổng thống Putin. Trước đây Tổng thống Nga Vladimir Putin hé lộ nhiều vũ khí chiến lược, bao gồm tên lửa hành tŕnh bất khả chiến bại và ngư lôi hạt nhân siêu nhỏ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 1/3/2018 đọc thông điệp liên bang, trong đó công bố nhiều dự án vũ khí chiến lược hiện đại đang trong quá tŕnh phát triển và thử nghiệm. Đây được đánh giá là những siêu vũ khí, có khả năng răn đe cao và đủ sức đánh bại mọi hệ thống pḥng thủ hiện có trên thế giới.
Tên lửa hành tŕnh "bất khả chiến bại"
Tổng thống Nga tuyên bố nước này đă phát triển loại tên lửa hành tŕnh sử dụng động cơ hạt nhân, có phạm vi tấn công không giới hạn và tránh được mọi hệ thống pḥng thủ tên lửa. Lợi thế lớn nhất của mẫu tên lửa này là tầm bắn cực lớn, gần như không giới hạn, đáp ứng nhiều mục đích địa chính trị của Moscow.

Ông Putin đă công bố video minh họa cách tên lửa hoạt động, kết hợp giữa h́nh ảnh các vụ thử nghiệm thực tế và đồ họa mô phỏng. Trong đó, quả đạn phóng từ miền tây nước Nga, bay dọc Đại Tây Dương và ṿng qua Nam Mỹ, trước khi đánh trúng một ḥn đảo giả định giữa Thái B́nh Dương.
Tên lửa này được cho là sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn để đạt tốc độ hành tŕnh trên 1.200 km/h, sau đó kích động cơ phản lực ḍng thẳng (ramjet) và vứt bỏ tầng đẩy sơ tốc để giảm khối lượng.
Động cơ ramjet sẽ hút luồng không khí trong khi tên lửa bay với vận tốc cao, đốt nóng nó bằng ḷ phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ bên trong và dùng luồng khí nóng này để tạo ra lực đẩy cho tên lửa. Thiết kế này giúp tên lửa đạt tầm bắn rất xa v́ nguồn năng lượng từ ḷ phản ứng hạt nhân là rất lớn.
Trong quá tŕnh bay, tên lửa liên tục thay đổi hướng, nhằm tránh các hệ thống cảnh báo sớm và pḥng không. Đây được coi là một tính năng quan trọng, nhất là khi tên lửa có tầm bắn gần như không giới hạn. Nó có thể bay ṿng qua mọi tổ hợp pḥng thủ và đánh trúng mục tiêu từ những hướng bất ngờ nhất.
Tàu ngầm tự động và ngư lôi siêu nhỏ
Tổ hợp tàu ngầm tự động trước đây nằm trong dự án Status-6 được cho là có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với sức nổ rất lớn, đủ sức tiêu diệt nhiều loại mục tiêu trên biển và mặt đất.
Nhờ việc không có tổ lái con người, kích thước phương tiện được thu gọn tới mức tối đa, giúp nó ẩn ḿnh tốt hơn trước các biện pháp cảnh giới và chống ngầm của đối phương. Moscow khẳng định loại vũ khí này có tầm hoạt động 10.000 km, tương đương tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tốc độ hành tŕnh cao gấp nhiều lần tàu ngầm và tàu nổi nhanh nhất hiện nay.
Một số nguồn tin cho biết tổ hợp vũ khí này có kích cỡ bằng 1% tàu ngầm chiến lược của Nga, nhưng sở hữu sức mạnh hủy diệt lớn hơn hẳn và có thời gian phản ứng nhanh gấp 200 lần những tàu ngầm tối tân hiện nay.
Tên lửa siêu vượt âm Kinzhal
Tổng thống Nga khẳng định tổ hợp tên lửa siêu vượt âm Kinzhal đă được biên chế đại trà cho các đơn vị tiêm kích MiG-31 ở miền nam nước này. Lănh đạo quân đội Nga cho biết loại vũ khí này đă kết thúc quá tŕnh thử nghiệm hồi đầu tháng 12 năm ngoái, các đơn vị MiG-31 đang tích cực huấn luyện sử dụng và đưa chúng vào t́nh trạng sẵn sàng chiến đấu.
"Tổ hợp Kinzhal sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh cho Không quân Vũ trụ Nga (VKS), nhằm đáp trả các hành động xâm lược chống lại nước Nga và răn đe những đối thủ tiềm tàng trên thế giới", tư lệnh VKS Sergei Surovikin phát biểu sau thông điệp liên bang của ông Putin.
Kinzhal được phát triển trên nền tảng biến thể nâng cấp sâu của tiêm kích đánh chặn MiG-31. Nó ứng dụng đường bay như tên lửa đạn đạo trong pha giữa, kết hợp với cơ động mạnh để tránh lá chắn tên lửa đối phương. Tầm bắn tối đa tới 2.000 km của tên lửa Kinzhal giúp tiêm kích MiG-31 không phải bay vào lưới pḥng không quanh mục tiêu, bảo đảm an toàn cho phi công và máy bay.
"Tiêm kích MiG-31 có thể triển khai Kinzhal tới khu vực phóng đạn chỉ trong vài phút. Tầng đẩy sơ tốc sẽ giúp quả đạn đạt tốc độ siêu vượt âm chỉ trong vài giây. Những tính năng đặc biệt giúp Kinzhal xuyên thủng mọi hệ thống pḥng không và chống tên lửa đạn đạo hiện nay, cũng như trong tương lai", ông Surovikin tiết lộ.
Tên lửa RS-28 Sarmat
Dự án ICBM Sarmat đă được Moscow công bố từ lâu, nhưng Tổng thống Putin tiết lộ nhiều điểm mới của tổ hợp tên lửa này trong thông điệp liên bang, đồng thời lần đầu công bố video phóng thử hồi cuối năm ngoái.
Phiên bản RS-28 Sarmat được phát triển để thay thế R-36M2 Veovoda, ḍng ICBM khổng lồ nặng 210 tấn nhưng đă cũ từ thời Liên Xô. Một quan chức Nga giấu tên cho biết Sarmat có tầm bắn trên 11.000 km, mang được 10-15 đầu đạn hạt nhân với tổng sức mạnh tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, cùng nhiều thiết bị mồi bẫy để đánh lừa hệ thống pḥng thủ đối phương.
Các đầu đạn có tốc độ tối đa 24.900 km/h, sử dụng hệ thống dẫn đường độc lập để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau. Chúng có thể tự chuyển hướng trong giai đoạn hồi quyển để tránh bị đánh chặn. Nga nhiều khả năng sẽ trang bị phương tiện lướt siêu vượt âm (HGV) để tăng tầm bắn hiệu quả và uy lực cho Sarmat.
Phương tiện lướt siêu vượt âm Avangard
Avangard là dự án nghiên cứu HGV được Moscow triển khai từ năm 2004, nhằm phát triển loại vũ khí có tốc độ cao, đủ sức vượt qua mọi lá chắn tên lửa của Mỹ và đồng minh. Tuy nhiên, nó thường được mô tả là "vũ khí chiến lược" chứ không phải "vũ khí hạt nhân".
Quân đội Nga hồi cuối tháng 12/2017 phóng thử nghiệm ICBM RS-12M Topol trang bị đầu đạn thế hệ mới hồi cuối tháng 12/2017 tại trường bắn Kapustin Yar. Giới phân tích cho rằng đây là một phần trong dự án nghiên cứu HGV của Nga. Loại vũ khí này được tách khỏi ICBM khi quả đạn ở độ cao tối đa, sau đó trở lại khí quyển và lướt tới mục tiêu, thay v́ lao thẳng xuống như đầu đạn ICBM thông thường.
Điểm mạnh của HGV là tốc độ lên tới 25.000 km/h, cùng độ cao hành tŕnh nhỏ, giúp nó tránh những hệ thống cảnh giới mặt đất và trên không gian. Ngoài ra, HGV cũng có khả năng cơ động trong khi bay, khiến các hệ thống pḥng thủ không thể xác định chính xác quỹ đạo để đánh chặn.
Nhiều nhà phân tích cho rằng các loại vũ khí này có thể chịu sự kiểm soát của những hiệp ước tên lửa được Moscow và Washington kư kết trước đó. Tổng thống Putin cũng chỉ đạo quan chức Nga thảo luận với đối tác Mỹ về sự xuất hiện của những siêu vũ khí này, nhằm tránh việc chạy đua vũ trang trong tương lai gần.
"Về những ǵ được tiết lộ hôm nay, chúng ta nên thông báo cho các đối tác theo đúng những quy tắc được thống nhất trước đó. Vào thời điểm thích hợp, các chuyên gia từ Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc pḥng Nga sẽ thảo luận vấn đề này nếu những nước đối tác đồng ư", ông Putin khẳng định.
VietBF@sưu tập