Các nhà địa chất học ghi nhận hiện tượng nhiều hố lớn được h́nh thành với tốc độ “lạ thường” ở đáy Bắc Băng Dương, CNN đưa tin ngày 15/3.
Nghiên cứu được thực hiện trong một vùng biển rộng 26 km vuông ở biển Beaufort của Canada, một phần của Bắc Băng Dương. Qua so sánh h́nh ảnh đáy biển năm 2010 và 2019, các nhà khoa học phát hiện 41 hố sâu mới được h́nh thành trong ṿng 9 năm.
Các hố này thường h́nh tṛn hoặc oval và có độ sâu trung b́nh 6,7 m. Trong đó, hố lớn nhất sâu tới 29 m, có chiều dài 225 m và chiều rộng 95 m - bằng cả một ô phố trong đô thị.Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện một số “đồi băng” được h́nh thành trong khoảng thời gian này. Chúng có chiều cao trung b́nh 10 m và đường kính khoảng 50 m và được làm từ băng.
Giới chuyên gia nhận định hiện tượng này chưa thể giải thích qua lăng kính biến đổi khí hậu thông thường.
“Dữ liệu mà chúng tôi có không cho thấy xu hướng ấm lên ở vùng nước sâu khoảng 150 m dưới đáy biển”, nhà địa chất học Charlie Paull, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Theo các nhà khoa học, những hố này có thể là kết quả của sự thay đổi về khí hậu sâu xa hơn qua hàng trăm, thậm chí hàng ngh́n năm, khi băng vĩnh cửu dưới đáy biển phản ứng chậm hơn trước các tác động của khí hậu so với trên đất liền.
“Chúng tôi biết rằng các thay đổi lớn đang xảy ra quanh vùng Bắc Băng Dương, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể sử dụng công nghệ để thấy những thay đổi này đang diễn ra cả ở ngoài khơi”, ông Paull nhận xét.
“Những thay đổi lớn này sẽ đem lại hàm ư quan trọng cho mọi công tŕnh được đặt dưới đáy biển”, ông Paull chia sẻ. Giờ đây, số công tŕnh ở vùng hẻo lánh thuộc Bắc Băng Dương này không lớn. Tuy vậy, điều này có thể thay đổi nếu Trái Đất ấm lên và khiến khu vực này dễ tiếp cận hơn”.
|