Cả khu vực châu Âu có tới hơn 100 ḷ phản ứng hạt nhân nhưng đang trong tiến tŕnh đóng cửa, Elon Musk cho biết.
Trong lo ngại thiếu hụt nhiên liệu dầu khí do vấn đề nóng giữa Nga và Ukraine, tỷ phú Elon Musk mới đây đă gợi ư một cách thức để châu Âu giảm được sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu từ Nga.
Cụ thể, tỷ phú Elon Musk đă đăng tải trên Twitter lời kêu gọi châu Âu tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân mà họ đă đóng cửa, đồng thời tăng sản xuất ở những nhà máy đang c̣n hoạt động.
Trích nguyên văn bài đăng trên Twitter của Elon Musk: "Giờ đă quá rơ ràng rằng châu Âu nên tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân mà họ đă đóng cửa và gia tăng thêm đầu ra tại những nhà máy c̣n đang hoạt động. Đây là điều rất quan trọng với an ninh quốc gia và thế giới."

Tỷ phú Elon Musk kêu gọi châu Âu gia tăng sản xuất năng lượng tại các nhà máy hạt nhân.
Được biết, theo số liệu do Bloomberg tổng hợp th́ tới hết năm 2022, châu Âu sẽ đóng cửa tới 102 ḷ phản ứng hạt nhân.
Theo số liệu từ International Energy Agency (Cục Năng lượng Thế giới), Nga cung cấp cho châu Âu tới 1/3 nhu cầu năng lượng. Trong quá tŕnh chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh, châu Âu đang phụ thuộc vào nguồn khí tự nhiên do Nga cung cấp, v́ khí tự nhiên được cho là phát sinh ít khí thải nhà kính hơn các nhiên liệu như than, dầu mỏ. Tuy nhiên th́ quá tŕnh chuyển đổi sang năng lượng sạch tại châu Âu lại diễn ra chưa đủ nhanh để giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga.
Ví dụ cụ thể hơn với Đức, Nga cung cấp cho Đức tới quá nửa nhu cầu sử dụng khí đốt trong bối cảnh Đức dự định đóng cửa toàn bộ nhà máy điện hạt nhân tại nước này kể từ thảm họa hạt nhân Fukushima hồi tháng 3/2011; dự kiến Đức sẽ đóng cửa 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng vào cuối năm nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay th́ Đức đang cân nhắc việc đẩy lùi lại kế hoạch trên.
Trên thực tế, theo Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Mỹ th́ năng lượng hạt nhân cũng được xem là một nguồn năng lượng sạch khi không phát ra khí thải. Tuy vậy, có lẽ do các lo ngại về thảm họa hạt nhân như đă từng xảy ra tại Chernobyl hay Fukushima đă khiến chính phủ nhiều nước quan ngại trong việc sử dụng loại năng lượng này.
Những quan ngại này có lẽ sẽ thấy dễ dàng tại hơn 31.000 lượt đăng tải (kiểu chia sẻ bài trên nền tảng Twitter) lại bài đăng của Elon Musk khi hầu hết đều đưa ra phản ứng tiêu cực với lời kêu gọi của vị tỷ phú. Ông Jim Osman, Sáng lập của Tập đoàn Tư vấn Tài chính Edge, đă phản hồi rằng: "[Đây là một gợi ư hay] Cho đến khi nó [ḷ phản ứng hạt nhân] lại mất kiểm soát và ṛ rỉ lung tung. Lợi bất cập hại".
Đáp trả lại phản ứng của cộng đồng mạng, vị tỷ phú Elon Musk ngày 7/3 đă tiếp tục đăng tải một bài đăng khác, cho biết ông sẵn sàng "tới những nơi có nguy cơ phóng xạ cao, lên TV và ăn đồ do người dân tại đây nuôi trồng".
Tỷ phú Elon Musk cũng cho biết thêm rằng ông đă làm điều tương tự từ hồi thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011.
Trên thực tế, một nghiên cứu của Liên hợp quốc được công bố từ 2021 đă cho biết rằng sau thảm họa tại Fukushima, người dân tại đây có phơi nhiễm trực tiếp "không gặp tác động xấu tới sức khỏe".
VietBF @ Sưu tầm