Trong nhiều tuần, châu Âu đă ra quân hùng hậu để t́m cách hoá giải căng thẳng giữa Nga và Ukraine, nhưng tường thành bao bọc quanh ông Putin là quá lớn.
Trong nhiều tuần, một cuộc "ra quân" hùng hậu của các nhà lănh đạo châu Âu đă t́m cách ngăn cản cái gọi là nguy cơ hành động quân sự mà Nga định tiến hành đối với Ukraine.
Nhưng ngay cả khi bước vào một loạt các hoạt động ngoại giao, tất cả các nguyên thủ hàng đầu của phương Tây đă vấp phải "bức tường" của một nhà lănh đạo Nga có lập trường rất rắn, dù ông vẫn để hé cánh cửa mời họ vào.
Các nhà lănh đạo của Pháp, Anh và Đức, cũng như Tổng thống Mỹ Joe Biden, đă tiến hành một loạt các cuộc gọi và chuyến thăm để thuyết phục Tổng thống Vladimir Putin không lựa chọn leo thang sau khi ông ra lệnh tập trung tới 190.000 quân ở biên giới chung của Nga với Ukraine.
Nhưng thứ họ nhận lại từ nhà lănh đạo lại rất kỳ quái, bất ngờ và sửng sốt.
Trong những tuần trước khi đi đến quyết định công nhận độc lập cho hai thực thể ở Donbass, miền đông Ukraine và triển khai lực lượng quân sự đến đây, ông chủ Điện Kremlin đă bày tỏ bất b́nh trong cuộc gặp riêng với các nhà lănh đạo phương Tây.
Ông cáo buộc NATO đe dọa an ninh của Nga khi tiến về phía đông và nhấn mạnh rằng việc tăng cường quân đội của Nga là một nỗ lực chính đáng để tự bảo vệ ḿnh. Thậm chí, ông đă giảng giải cho các nhà lănh đạo đồng nghiệp về lịch sử Nga và Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - người lănh đạo hoạt động ngoại giao của châu Âu - đă gặp và nói chuyện với ông Putin nhiều lần trong những tuần gần đây.
Ông Macron nhận thấy sự thay đổi trong phong thái của ông Putin khi nói chuyện với ḿnh qua điện thoại so với cách đây vài tháng.
"Ông Macron nhận thấy rằng ông Putin cứng rắn hơn, cô lập hơn", một quan chức Pháp nói.
Các giao thức nghiêm ngặt về sức khỏe của Điện Kremlin cũng thể hiện điều này. Nếu muốn bắt tay hoặc ngồi cạnh ông Putin, nhà lănh đạo Pháp cần đến gần 7 giờ đồng hồ làm thủ tục trước cuộc họp, bao gồm làm xét nghiệm PCR, do một bác sĩ Nga thực hiện, mà không có sự hiện diện của bác sĩ Pháp.
Khi Moscow tiếp tục các động thái trên biên giới, ông Macron đă nỗ lực giữ cho các đường dây liên lạc trở nên cởi mở giữa ông Putin và các nhà lănh đạo phương Tây khác.
Sau đó, Tổng thống Putin nói với người đồng cấp Pháp qua điện thoại rằng ông sẵn sàng gặp ông Biden, một ư tưởng mà ông Macron đă nói trước đó với nhà lănh đạo Mỹ.
Ra về tay trắng
Nhưng chỉ sang ngày hôm sau, ông Putin đưa ra một bất ngờ với ông Macron. Một giờ trước khi công khai tuyên bố Nga công nhận nền độc lập của các khu vực ly khai ở miền đông Ukraine, nhà lănh đạo Nga đă gọi điện cho ông Macron và thông báo về quyết định này.
Theo một quan chức Pháp thân cận, ông Macron đă rất sửng sốt và nói với ông Putin rằng nhà lănh đạo Nga đang đưa ra một quyết định nghiêm trọng.
Tương tự như vậy, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đóng vai tṛ quan trọng cùng với ông Macron trong chính sách ngoại giao châu Âu nhằm xoa dịu ông Putin và xoa dịu t́nh trạng bế tắc xung quanh Ukraine.
Ông Scholz, người mới tuyên thệ nhậm chức vào tháng 12, đă gặp ông Putin lần đầu tiên trong chuyến thăm Điện Kremlin hồi đầu tháng. Theo các trợ lư của ông Scholz, cuộc họp ban đầu khá căng thẳng, nhưng Tổng thống Nga tỏ ra cởi mở cho các cuộc đàm phán.
Nhưng gần một nửa cuộc họp kéo dài hơn ba giờ chỉ là lời rao giảng của ông Putin về lịch sử chung của Ukraine và Nga, cũng như những lời phàn nàn về sự xâm lấn của NATO, một phụ tá cho biết.
Ông Scholz đă dành nhiều tuần để chuẩn bị cho cuộc họp. Ông đă nói chuyện rất lâu với người tiền nhiệm Angela Merkel, người đă biết ông Putin hơn 16 năm và ông đă tổ chức hội nghị truyền h́nh với Fiona Hill, chuyên gia về Nga và là cựu cố vấn Nhà Trắng.
Nhưng tất cả điều đó cũng không giúp nhà lănh đạo Đức vượt rào.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đă nhận được một "bài giảng" về lịch sử và sự xâm lấn của NATO từ ông Putin trong một cuộc điện thoại dài hồi đầu tháng, theo một quan chức Anh.
Một số nhà phân tích cho biết ông Putin rất tức giận khi cảm thấy ḿnh bị hiểu lầm, đặc biệt là khi phải giải thích mối quan hệ giữa Nga và Ukraine cũng như các lo ngại của ông ở Donbass.
"Ukraine không chỉ là một nước láng giềng", ông Putin nói trong một bài phát biểu trên truyền h́nh hôm thứ Hai. Ông nói: "Đó là một phần vốn có của lịch sử, văn hóa và không gian tâm linh của chúng ta".
Abbas Gallyamov, một nhà tư vấn chính trị tại Moscow và là người từng viết bài phát biểu cho ông Putin, cho biết: "Rơ ràng là quan điểm cuối cùng của ông ấy chưa được xác định và nhà lănh đạo Nga vẫn đang cân nhắc các lựa chọn khác nhau".
"Cho đến giây phút cuối cùng, mọi kịch bản đều được tính đến".
VietBF @ Sưu tầm