Chuyến thăm chưa từng có của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Việt Nam chứng tỏ Hà Nội ngày càng quan trọng đối với Washington.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thăm Việt Nam và Singapore cho thấy chính quyền Washington đang chuyển trọng tâm, xoay trục sang khu vực châu Á.
Trong bối cảnh Kabul thất thủ, uy tín của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thất bại ở Kabul khiến Mỹ lại muốn xoay trục về Việt Nam và châu Á?
Thăm Việt Nam sau khi Kabul thất thủ, Mỹ hứng chịu chỉ trích nặng nề về sự nhu nhược của chính quyền Biden ở Afghanistan, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ làm ǵ ở Singapore và Hà Nội để trấn an đồng minh?
Thực tế, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris thăm Việt Nam và Singapore trong bối cảnh hết sức nhạy cảm. Giới quan sát quốc tế nêu vấn đề, liệu có phải Mỹ muốn xoay trục sang châu Á sau thất bại ở Afghanistan?
Kabul thất thủ khiến người ta liên tục so sánh đến màn rút lui hỗn loạn của Mỹ khỏi Sài G̣n, đồng thời, làm dấy lên lo ngại về thời gian chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tới Việt Nam.
Chuyến đi của đại diện chính quyền Biden – Harris được kỳ vọng nhằm trấn an các nước Đông Nam Á rằng Mỹ coi ASEAN không chỉ là khu vực cạnh tranh địa chính trị chiến lược quan trọng với Trung Quốc mà c̣n để giải quyết nhiệm vụ khó khăn trong thời điểm nhạy cảm hiện nay - khẳng định dự định thay đổi ảnh hưởng, xoay trọng tâm của Hoa Kỳ từ Trung Đông sang châu Á trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh lên khu vực.
Chuyến thăm Việt Nam và Singapore của bà Harris lần này là bước tiến rơ ràng cho thấy, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang nh́n nhận và coi trọng Đông Nam Á, Việt Nam, Singapore. Washington đang rất nghiêm túc sau những sụt giảm ảnh hưởng liên quan đến các xung đột ở chảo lửa Trung Đông hay t́nh h́nh Afghanistan vừa qua.
Nhiều chuyên gia quốc tế cũng chia sẻ nhận định rằng, việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan sẽ giúp cho chính quyền Tổng thống Joe Biden dành ưu tiên chiến lược và tăng cường sự quan tâm từ những nhà lănh đạo chính trị, quân sự cấp cao Hoa Kỳ, dồn lực củng cố ảnh hưởng ở khu vực châu Á, Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương.
Ngày 22/8, đại diện Nhà Trắng – bà Kamala Harris đă tới Singapore, bắt đầu chuyến thăm đầu tiên đến Châu Á với tư cách là Phó tổng thống Mỹ, với các điểm đến quan trọng lần lượt là Singapore và Việt Nam.
Reuters khẳng định, chuyến thăm đến Việt Nam, Singapore lần này của bà Harris tái khẳng định cam kết của Mỹ với khu vực ASEAN, châu Á, đồng thời, nhằm củng cố mối quan hệ như một phần trong nỗ lực của Washington nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc nơi đây.
V́ sao bà Kamala Harris lại chọn thăm Việt Nam và Singapore?
Dư luận đang rất băn khoăn, lư do nào Mỹ chọn Singapore và Việt Nam, nhất là vào thời điểm này.
Cần khẳng định rằng, chuyến thăm diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong bối cảnh Taliban đă giành quyền kiểm soát Afghanistan sau khi Mỹ rút quân, khiến Washington hứng chịu nhiều chỉ trích.
Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục mở rộng sự hiện diện tại Biển Đông và dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.
Ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Biden đă định h́nh lại chính sách xoay trục châu Á của Mỹ. Nhận thức được vị trí địa chính trị quan trọng của Đông Nam Á, nằm ở trung tâm khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, ông Biden đă cử nhiều quan chức chủ chốt trong chính quyền như Bộ trưởng Quốc pḥng Lloyd Austin và Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman đến thăm khu vực trong thời gian qua.
Cả Singapore và Việt Nam đều có vai tṛ quan trọng với nền kinh tế Mỹ. Singapore vẫn được coi là trung tâm tài chính của Đông Nam Á, là nơi đặt trụ sở đặc trách châu Á hoặc văn pḥng đại diện của nhiều công ty lớn của Mỹ như Microsoft và Google.
Trong khi đó, Việt Nam đang đóng một vai tṛ to lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là chất bán dẫn trong bối cảnh ngày càng có nhiều công ty chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Theo ông Alan Chong, Phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore chia sẻ với Nikkei, trong số 10 nước thành viên ASEAN, Việt Nam và Singapore là 2 quốc gia ổn định và thân thiện nhất đối với Mỹ.
Ông Alan Chong cho rằng, Mỹ đang mong muốn xây dựng sự liên kết chặt chẽ hơn với Đông Nam Á thông qua chuyến thăm của bà Harris.
Trong tuyên bố trước đó của Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ sẽ thảo luận về các chủ đề như “an ninh khu vực, các biện pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, biến đổi khí hậu và các nỗ lực chung của các bên nhằm thúc đẩy một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.
Thực tế, chuyến thăm của bà Kamala Harris đă được Nhà Trắng đưa ra thông báo từ tháng 7. Tuy nhiên, khi đó không ai ngờ được rằng Afghanistan lại sụp đổ nhanh chóng đến vậy sau khi Mỹ rút quân. Việc này đă làm dấy lên nhiều câu hỏi từ các nước trong cộng đồng quốc tế về khả năng duy tŕ các cam kết của Washington.
Theo ông Alan Chong, diễn biến này lại càng làm nổi bật tầm quan trọng của chuyến thăm Đông Nam Á của bà Harris. Chuyến công du được hy vọng có thể giúp “trấn an các đồng minh và đối tác trong khu vực về cam kết của Mỹ, bất chấp việc Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan”.
Bằng chuyến thăm của ḿnh, bà Harris sẽ có cơ hội chứng minh cho các đối tác châu Á thấy rằng “Mỹ sẽ không rút lui”, chuyên gia b́nh luận.
Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng khi trao đổi với báo giới đă cho biết, Đông Nam Á và Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương có vai tṛ quan trọng về mặt chiến lược và kinh tế đối với Mỹ.
“Mắt xích Việt Nam” trong chuyến đi của bà Kamala Harris
Một trong những chủ đề chính của chuyến thăm được dự kiến sẽ là vấn đề xây dựng một chuỗi cung ứng linh hoạt, trong bối cảnh thế giới đang thiếu hụt chất bán dẫn, vaccine Covid-19 và các sản phẩm, trang thiết bị y tế khác.
Tổ chức cung cấp dữ liệu quốc tế CEIC cho biết, xuất khẩu chất bán dẫn của Việt Nam sang Mỹ chiếm 30% tổng sản phẩm bán dẫn nhập vào Mỹ trong tháng 4/2021. Con số này đă cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng châu Á của Mỹ.
Hiện nhiều công ty của Mỹ đă và đang đầu tư để mở rộng năng lực sản xuất tại Việt Nam. Lấy ví dụ, tập đoàn Intel đă t́m cách nâng cao năng lực sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm ở Việt Nam, xem Việt Nam là một phần quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu của Intel.
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang hết sức chú ư đến thị trường khổng lồ ở Mỹ. Tập đoàn Vingroup đă và đang triển khai kế hoạch xuất khẩu sang Mỹ ḍng xe điện do công ty con VinFast sản xuất, để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường đối với loại xe này.
Singapore cũng là một trong những trung tâm sản xuất chip của châu Á. Công ty sản xuất bán dẫn GlobalFoundries của Mỹ mới đây cho biết sẽ đầu tư hơn 4 tỷ USD vào Singapore để mở rộng kế hoạch sản xuất đĩa bán dẫn (wafer) với mục tiêu giải quyết t́nh trạng thiếu vi mạch toàn cầu. Có thể nói, Singapore là một mắt xích rất quan trọng trong chuỗi cung ứng châu Á khi là một cửa ngơ để đi vào khu vực này.
Việc mở rộng xuất khẩu đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các nền kinh tế Đông Nam Á, vốn đang đẩy nhanh quá tŕnh phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngay cả khi khu vực vẫn là tâm dịch của thế giới.