VietBF - View Single Post - Cảnh sát Myanmar không làm nổi lệnh "bắn người biểu t́nh đến chết" khiến bỏ xứ ra đi
View Single Post
  #1  
Old  Default Cảnh sát Myanmar không làm nổi lệnh "bắn người biểu t́nh đến chết" khiến bỏ xứ ra đi
Vào ngày 1/3, sĩ quan cảnh sát Tha Peng đă quyết định dứt áo ra đi, bỏ lại gia đ́nh gồm vợ và hai cô con gái nhỏ ở lại Khampat. Tha Peng mất 3 ngày liền để di chuyển đến vùng biên giới giữa Myanmar và Ấn Độ, sau đó anh đă trốn sang bang Mizoram ở vùng Đông Bắc Ấn Độ. Nhưng cho biết mặc dù rất nhớ gia đ́nh, nhưng vẫn rất sợ và không muốn quay trở lại Myanmar.

Cảnh sát Myanmar. Ảnh: AFP/STR

Khi Tha Peng nhận chỉ thị từ cấp trên về việc giải tán đám đông biểu t́nh ở thị trấn Khampat, Myanmar bằng súng tiểu liên vào ngày 27/2, hạ sĩ quan cảnh sát này cho biết anh đă từ chối nhận lệnh.

"Ngày hôm sau, một sĩ quan đă liên hệ với tôi để hỏi lại một lần nữa rằng tôi có chịu nổ súng vào người biểu t́nh hay không", Tha Peng kể lại. Hạ sĩ quan cảnh sát 27 tuổi này đă từ chối một lần nữa, sau đó dứt khoát từ chức.

Tấm ảnh sĩ quan Tha Peng mặc đồng phục cảnh sát. Ảnh: Reuters

Ngày 1/3, Tha Peng đă quyết định dứt áo ra đi, bỏ lại gia đ́nh gồm vợ và hai cô con gái nhỏ ở lại Khampat. Tha Peng mất 3 ngày liền để di chuyển đến vùng biên giới giữa Myanmar và Ấn Độ, sau đó anh đă trốn sang bang Mizoram ở vùng Đông Bắc Ấn Độ. Tha Peng chủ yếu đi vào ban đêm để tránh bị phát hiện.

"Tôi không c̣n lựa chọn nào khác", Tha Peng nói với Reuters trong cuộc phỏng vấn hôm 9/3. Để bảo vệ danh tính, sĩ quan cảnh sát này chỉ đồng ư cho hăng thông tấn của Anh sử dụng một phần tên của ḿnh, nhưng Reuters đă xác nhận thẻ cảnh sát và căn cước của anh.

Tha Peng cho biết anh và 6 đồng nghiệp khác đă không phục tùng mệnh lệnh của cấp trên hôm 27/2, nhưng không nêu tên sĩ quan cấp trên này.

Cảnh sát chống bạo động ở ngoại ô thành phố Yangon, Myanmar, hôm 6/3. Ảnh: AP

Reuters chưa thể xác minh câu chuyện, nhưng điều này trùng khớp với tài liệu mật nội bộ của cảnh sát ở Mizoram, 4 sĩ quan cảnh sát Myanmar vượt biên sang Ấn Độ hôm 1/3 cũng thuật lại với cảnh sát địa phương câu chuyện tương tự.

Các cảnh sát vượt biên cho biết: "Khi phong trào bất tuân dân sự gia tăng, cùng với đó là các cuộc biểu t́nh phản đối đảo chính và chính quyền quân sự nổ ra ở nhiều nơi, chúng tôi đă nhận được chỉ thị nổ súng bắn người biểu t́nh. Thế nhưng chúng tôi không thể và không dám nổ súng vào những công dân của đất nước, những người biểu t́nh ôn ḥa".

Chính quyền quân sự của Myanmar đă từ chối trả lời câu hỏi của Reuters về vấn đề này, trong khi khẳng định rằng họ đang hành động hết sức kiềm chế để xử lư cái mà họ gọi là "phong trào của những người biểu t́nh bạo động". Chính quyền quân sự cũng cáo buộc người biểu t́nh tấn công cảnh sát và gây tổn hại đến t́nh h́nh an ninh, ổn định của quốc gia.

Tha Peng là một trong những trường hợp cảnh sát Myanmar bỏ xứ ra đi - sau khi bất tuân mệnh lệnh của cấp trên - đầu tiên xuất hiện được báo chí đưa tin.

Các cuộc biểu t́nh phản đối cuộc đảo chính và chính quyền quân sự vẫn tiếp tục nổ ra khắp Myanmar dù bị lực lượng an ninh trấn áp. Hơn 60 người biểu t́nh đă thiệt mạng và hơn 1.800 người bị giam giữ, theo số liệu của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.

Trong số những người bị bắt giữ có nhà lănh đạo bị lật đổ của chính quyền dân sự, bà Aung San Suu Kyi.

Cảnh sát Myanmar được trang bị vũ khí chống bạo động. Ảnh: AP

Những người bỏ xứ

Khoảng 100 người từ Myanmar, chủ yếu là cảnh sát và gia đ́nh họ, đă vượt biên sang Ấn Độ kể từ sau khi phong trào biểu t́nh nổ ra, theo một quan chức cấp cao của Ấn Độ. Một số người đă "nương nhờ" ở quận Champhai của bang Mizoram, nằm giáp biên giới với Myanmar.

Tha Peng đă cung cấp cho phóng viên Reuters một tấm ảnh không ghi ngày tháng, trong đó anh mặc đồng phục cảnh sát Myanmar. Anh nói rằng ḿnh đă gia nhập lực lượng cảnh sát từ 9 năm trước.

Tha Peng cho biết, theo quy định của cảnh sát, những người biểu t́nh phải bị trấn áp bằng đạn cao su hoặc bị bắn vào dưới đầu gối. Thế nhưng cấp trên đă lệnh cho anh và các đồng nghiệp "nổ súng bắn đến khi người biểu t́nh chết hẳn".

Người biểu t́nh cầm những viên đạn đă được cảnh sát sử dụng để trấn áp họ. Ảnh AFP

Ngun Hlei, một cảnh sát ở thành phố Mandalay, cũng kể một câu chuyện tương tự. Tuy nhiên, sĩ quan cảnh sát 23 tuổi này không nói rơ thời gian nhận được chỉ thị nổ súng vào người biểu t́nh, và cũng không nêu rơ rằng lệnh này có yêu cầu anh giết người hay có bất cứ thương vong nào không.

Tha Peng và Ngun Hlei cho biết họ tin rằng cảnh sát đang hành động theo mệnh lệnh của quân đội Myanmar, hay c̣n được biết đến với tên gọi là Tatmadaw. Tuy nhiên, họ không cung cấp bằng chứng cho phát ngôn của ḿnh.

Theo tài liệu mật của cảnh sát Mizoram, 4 sĩ quan cảnh sát Myanmar bỏ xứ khác cũng có ư kiến tương tự.

Những người này cáo buộc: "Quân đội đă gây áp lực lên lực lượng cảnh sát - những người trực tiếp đối đầu với người biểu t́nh".

Cảnh sát Myanmar bắt giữ người biểu t́nh. Ảnh: Reuters

Ngun Hlei cho biết anh đă bị cấp trên khiển trách v́ bất tuân mệnh lệnh và sau đó bị chuyển công tác. Anh đă t́m kiếm sự giúp đỡ trên mạng và t́m đường đến làng Vaphai của bang Mizoram hôm 6/3 vừa qua. Hành tŕnh vượt biên sang Ấn Độ đă tiêu tốn của Ngun Hlei khoảng 200.000 kyat Myanmar (tương đương 143 USD).

Mặc dù được bảo vệ bởi lực lượng bán quân sự Ấn Độ, khu vực biên giới Ấn Độ-Myanmar có một "chế độ di chuyển tự do", cho phép người từ Myanmar tiến sâu vài dặm vào lănh thổ của Ấn Độ mà không cần phải có giấy phép lữ hành.

"Tôi không muốn trở lại"

Dal, 24 tuổi, từng là một nữ sĩ quan cảnh sát ở thị trấn bên sườn núi Falam, Tây Bắc Myanmar. Công việc của cô chủ yếu là hành chính, bao gồm việc lập danh sách những người bị cảnh sát giam giữ. Nhưng khi các cuộc biểu t́nh gia tăng sau cuộc đảo chính, Dal cho biết cô đă nhận lệnh bắt giữ những người phụ nữ tham gia biểu t́nh - một mệnh lệnh mà cô đă từ chối.

Lo sợ bị bỏ tù v́ đứng về phía những người biểu t́nh và phong trào bất tuân dân sự của họ, Dal cho biết cô đă quyết định chạy trốn khỏi Myanmar.

Cảnh sát Myanmar. Ảnh: Reuters

Cả Tha Peng, Ngun Hlei và Dal đều khẳng định rằng có rất nhiều cảnh sát ủng hộ người biểu t́nh, nhưng "không có ai lănh đạo họ".

Giống như một số người vượt biên trong những ngày gần đây, cả ba đều đang sống rải rác trong địa bàn Champhai và được một mạng lưới các nhà hoạt động địa phương hỗ trợ.

Tuần trước, ông Saw Htun Win, phó ủy viên quận Falam của Myanmar đă viết thư gửi Phó ủy viên Maria C T Zuali - quan chức chính phủ cấp cao nhất của Champhai, yêu cầu địa phương này trả lại 8 cảnh sát đă vượt biên sang Ấn Độ cho họ "để duy tŕ mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng."

Bà Zuali cho biết bà đă nhận được bức thư này và cung cấp bản sao của bức thư cho Reuters.

Zoramthanga, lănh đạo bang Mizoram, nói với Reuters rằng chính quyền của ông sẽ cung cấp thực phẩm và nơi cư trú tạm thời cho những người chạy trốn khỏi Myanmar, c̣n quyết định về việc đưa những người này hồi hương phải phụ thuộc vào chính phủ liên bang của Ấn Độ.

Tha Peng cho biết mặc dù anh rất nhớ gia đ́nh, nhưng anh vẫn rất sợ quay trở lại Myanmar.

"Tôi không muốn quay lại" - đôi mắt Tha Peng nh́n xa xăm về phía những ngọn đồi xanh trải dài khắp Myanmar./.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 03-10-2021
Reputation: 369524


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 145,443
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	93.5 KB
ID:	1753424
Attached Files
File Type: webp 1.webp (57.0 KB, 0 Downloads)
File Type: webp 2.webp (49.6 KB, 0 Downloads)
File Type: webp 3.webp (56.9 KB, 0 Downloads)
File Type: webp 4.webp (30.7 KB, 0 Downloads)
File Type: webp 5.webp (69.9 KB, 0 Downloads)
File Type: webp 6.webp (39.5 KB, 0 Downloads)
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 13,676 Times in 10,930 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 181 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
 
Page generated in 0.04081 seconds with 10 queries