Phát hiện mới từ thiên thạch siêu quư hiếm vừa rơi xuống Anh. Theo CNN, mảnh thiên thạch vừa được các nhà khoa học thu thập ở Anh chứa các vật chất nguyên thủy có thể giúp giải thích sự h́nh thành sự sống trên Trái Đất.
Quả cầu lửa thắp sáng bầu trời Vương quốc Anh và Bắc Âu ngày 28/2 là loại thiên thạch rất quư hiếm, CNN cho biết hôm 8/3.
Các mảnh vỡ của nó được t́m thấy trên con đường ở Cotswolds, tây nam nước Anh có thể cung cấp câu trả lời về lịch sử ban đầu của hệ Mặt Trời và sự sống trên Trái Đất.
Mảnh thiên thạch nặng khoảng 300 g được các nhà khoa học thu thập từ thị trấn Gloucestershire. Họ cho biết thiên thạch được h́nh thành từ hợp chất chondrite cacbon. Đây là một trong số các vật chất nguyên thủy nhất trong hệ Mặt Trời. Nó chứa chất hữu cơ và axit amin - những thành phần quan trọng của sự sống.
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, cho biết mảnh vỡ được thu thập trong t́nh trạng tốt và nhanh chóng, nên chưa bị tác động bởi các yếu tố trên Trái Đất, và gần như có thể so sánh với các mẫu vật thu thập từ không gian.

Mảnh thiên thạch quư hiếm vừa được thu thập ở Anh. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.
Đại diện bảo tàng cho biết thêm có khoảng 65.000 thiên thạch rơi xuống Trái Đất, nhưng chỉ khoảng hơn 1.200 được phát hiện trong khi đang rơi, và chỉ 51 cái trong đó chứa hợp chất chondrite cacbon.
“Phần lớn các thiên thạch rơi xuống Trái Đất đến từ các tiểu hành tinh, những khối xây dựng c̣n sót lại của hệ Mặt Trời. Nó có thể giúp chúng ta biết các hành tinh như Trái Đất h́nh thành như thế nào”, Ashley King, nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London nói.
Các thiên thạch lâu đời hơn bất kỳ loại đá nào trên Trái Đất. Đại diện bảo tàng cho biết chúng thường chu du trong vũ trụ hàng ngh́n năm, trước khi bị lực hấp dẫn của Mặt Trời hoặc Trái Đất hút vào.
VietBF@ sưu tầm.