Chính quyền Myanmar bị nghi đào lại mộ của Kyal Sin, biểu tượng của phong trào biểu t́nh với chiếc áo in ḍng chữ "Mọi chuyện sẽ ổn".
Một số nguồn thạo tin hôm nay cho biết dưới sự hỗ trợ của cảnh sát và binh lính, các quan chức chính quyền Myanmar đă tiến hành khai quật mộ của Kyal Sin, 19 tuổi, ở thành phố Mandalay.
Nhân chứng kể rằng thi thể của Kyal Sin, hay c̣n được gọi là Angel, đă bị đưa đi hôm 5/3 và một lát sau lại được đưa về vị trí cũ. Ngôi mộ của cô gái nổi tiếng với chiếc áo phông "Mọi chuyện sẽ ổn" được cho là đă bị niêm phong.
Một người dân địa phương đến thăm mộ Kyal Sin hôm 6/3 cho biết vết xi măng xung quanh mộ vẫn chưa khô, trong khi một vài chiếc ủng, găng tay cùng áo choàng phẫu thuật bị bỏ lại gần đó.

Mộ của Kyal Sin ở Mandalay có biểu hiện bị xáo trộn và xuất hiện găng tay phẫu thuật ngày 6/3. Ảnh: Reuters.
Một nhân chứng khác sống gần nơi chôn cất Kyal Sin tiết lộ anh đă thấy một đội ít nhất 30 người, được tháp tùng bởi hai xe tải cảnh sát và quân đội, đă đến khai quật mộ của cô vào đêm 5/3.
"Họ mở quan tài, đưa thi thể đặt lên một chiếc ghế dài. Những người có vẻ là bác sĩ đă làm ǵ đó với thi thể cô ấy, tôi nghĩ họ đă chạm vào phần đầu. Họ sau đó lấy một mảnh nhỏ từ xác Kyal Sin và truyền tay nhau xem", nhân chứng kể lại.
Một vài cư dân địa phương cũng cảnh báo những người khác rằng không nên đến nghĩa trang chôn cất Kyal Sin tối 5/3 v́ cảnh sát, quân đội sẽ tới khai quật mộ cô vào thời điểm này.
Cảnh sát và quân đội Myanmar chưa lên tiếng về thông tin, trong khi gia đ́nh Kyal Sin cũng không thể tiếp cận được để xác nhận sự việc.
Kyal Sin đă bị bắn chết ngay trong cuộc biểu t́nh phản đối đảo chính hôm 3/3 ở Mandalay. H́nh ảnh chụp thi thể Kyal Sin sau đó cho thấy một vết thương đẫm máu trên đầu cô.
Tờ Global New Light Of Myanmar do chính quyền quản lư hôm 5/3 cho biết các chuyên gia đă phân tích bức ảnh của Kyal Sin và kết luận thương tích trên đầu cô không hẳn do "vũ khí chống bạo động" gây ra. Tờ báo khẳng định các chuyên gia đang tiếp tục điều tra cái chết của Kyal Sin và sẽ công bố ngay khi có thể.
Kyal Sin chỉ là một trong số 38 người Myanmar đă thiệt mạng hôm 3/3, ngày được cho là "đẫm máu" nhất kể từ khi nổ ra các cuộc biểu t́nh chống đảo chính. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 50 người biểu t́nh Myanmar đă chết trong các cuộc trấn áp của lực lượng an ninh.