Sanofi và GlaxoSmithKline cho biết sẽ phát triển vaccine Covid-19 mới từ tháng 2/2021 và dự kiến ra mắt vào cuối năm sau.
Hăng Sanofi của Pháp và GlaxoSmithKline (GSK) của Anh trong thông cáo ngày 11/12 thông báo vaccine Covid-19 của họ không tạo đủ phản ứng miễn dịch trong nhóm người cao tuổi và phải hoăn ra mắt.
Hai hăng dược nêu nhiều thách thức trong tiến tŕnh phát triển vaccine Covid-19 "với tốc độ kỷ lục", vốn cản trở nỗ lực đưa ra nhiều lựa chọn để chống lại đại dịch khiến gần 1,6 triệu người chết.
Thông tin này được đưa cùng ngày Australia tuyên bố đ́nh chỉ dự án vaccine trong nước, động thái giáng đ̣n mạnh vào đơn hàng gồm hàng triệu liều từ Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Anh. Sanofi và GSK cho biết họ dự kiến bắt đầu nghiên cứu khác vào tháng 2/2021 và hy vọng sẽ đưa ra vaccine Covid-19 hiệu quả hơn vào cuối năm sau.
Thất bại của Sanofi và GSK ảnh hưởng đến công nghệ vaccine mới với mục đích đưa các protein được tạo ra trong pḥng thí nghiệm vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch tạo ra khả năng pḥng thủ trước loại bệnh cụ thể. Công nghệ này được kỳ vọng có thể chống lại nCoV cùng virus HPV, viêm gan B, ho gà và nhiều loại bệnh khác.

Chuyên gia làm việc tại pḥng thí nghiệm trong một nhà máy của Safoni tại Marcy-l'Etoile, Pháp, ngày 16/6. Ảnh: Reuters.
Vị thế của công nghệ ARN thông tin, được Moderna và liên doanh Pfizer-BioNTech dùng để phát triển vaccine Covid-19, được củng cố sau thất bại của Sanofi và GSK. Công nghệ này "đánh lừa" cơ thể phát triển khả năng miễn dịch với loại bệnh nhất định. Hai loại vaccine của Moderna và Pfizer-BioNTech đều đạt hiệu quả khoảng 95% trong các cuộc thử nghiệm quy mô lớn.
Tŕ hoăn và thử nghiệm bổ sung vaccine không phải bất thường, song thông báo của Sanofi và GSK nhấn mạnh thách thức chưa từng có mà các hăng dược phẩm phải đối mặt với loạt nhiệm vụ yêu cầu tính khoa học, tốc độ và năng lực hậu cần, trong bối cảnh đại dịch đă nghiền nát các nền kinh tế trên thế giới. Điều này cũng nhấn mạnh lư do chính phủ các nước đặt hàng vaccine từ nhiều đơn vị khác nhau.
Australia ngày 11/12 thông báo đ́nh chỉ sản xuất vaccine Covid-19 do Đại học Queensland phát triển, với chất bổ trợ do một công ty công nghệ sinh học chế tạo, sau khi kết quả thử nghiệm cho thấy vaccine có thể ảnh hưởng đến chẩn đoán HIV.
"Khoa học không phải lúc nào cũng mang đến kết quả tích cực. Các kết quả tiêu cực là điều tất yếu xảy ra", Diego Silva, chuyên gia tại Trường Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Sidney, cho biết. "Kết quả tiêu cực quan trọng như thành công trong khoa học bởi chúng là một phần trong bằng chứng cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai".
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 218 quốc gia và vùng lănh thổ với gần 71 triệu ca nhiễm, gần 1,6 triệu ca tử vong và gần 49,3 triệu người đă hồi phục.