Mọi chuyện có vẻ đă không đi theo kế hoạch của Iran. Họ khó có thể lặp lại màn tŕnh diễn thêm lần nữa, ít nhất là trong tương lai gần.
Theo tờ Daily Express (Anh), Iran đă phải hứng chịu một đ̣n giáng gây bẽ bàng sau khi mô h́nh tàu sân bay Mỹ mà nước này lấy ra làm mục tiêu giả định cho cuộc diễn tập đă tự ch́m – gây cản trở cho cảng biển quan trọng ở Bandar Abbas.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) đă oanh tạc mô h́nh con tàu với hy vọng sẽ thực hiện một vụ "đánh ch́m mang tính biểu tượng" ở eo biển Hormuz, sau đó sẽ kéo nó nổi lên để có thể tái sử dụng cho các mục đích tương tự trong tương lai.
Tuy nhiên, chuyên gia hải quân Mỹ Hal Sutton cho biết mọi chuyện có vẻ đă không đi theo kế hoạch của Iran kể từ sau cuộc tập trận mang tên "Prophet Mohammed 14th" (Nhà tiên tri Mohammed 14).
"Nó [mô h́nh tàu sân bay Mỹ] đă bị ‘phá hủy’ tượng trưng 2 lần. Mặc dù được lên kế hoạch để tái sử dụng nhưng giờ đây nó đă ch́m nghỉm, và thậm chí c̣n ch́m ở một vị trí ‘rất sai’" – ông Sutton nói.
Vị chuyên gia cho biết, con tàu mô h́nh đă ch́m ngay bên ngoài lối vào cảng Bandar Abbas. Vài ngày trước, một phần con tàu vẫn c̣n nổi lên trên mặt nước.
"Đây thực sự là một mối nguy hiểm cho tàu thuyền" – ông Sutton nhận định.
Trong cuộc diễn tập tuần trước, các tàu cao tốc của Iran đă tiến hành bao vây mô h́nh tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ, trước khi lực lượng trên bộ phát động tấn công và tên lửa được phóng đi từ trực thăng.
Tuy nhiên, vụ đánh ch́m lần này có vẻ sẽ ngăn cản hy vọng của Iran để lặp lại màn tŕnh diễn thêm lần nữa, ít nhất là trong tương lai gần.
Nếu mô h́nh con tàu ch́m xuống đáy eo biển Hormuz, ông Sutton cho rằng Iran sẽ không thể trục vớt nó lên được nữa. Khi ấy, xét tới độ nông của vùng nước quanh đây th́ điều đó sẽ tạo ra mối nguy hiểm lớn đối với bất cứ con tàu nào muốn vào cảng Bandar Abbas.
Việc sử dụng mô h́nh tàu sân bay Mỹ làm mục tiêu giả đă trở nên khá phổ biến trong các cuộc trận của Hải quân và Vệ binh Cách mạng Iran.
Năm 2015, Iran đă thực hành tấn công tên lửa nhằm vào một mô h́nh tàu sân bay khác có thiết kế tương tự lớp Nimitz của Mỹ.
Căng thẳng giữa hai nước đă dâng lên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JPOCA) với 6 quốc gia khác và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với những tác động nặng nề lên ngành xuất khẩu dầu mỏ của Tehran.
Hồi tháng 4 năm nay, IRGC từng thề sẽ phá hủy các tàu chiến Mỹ nếu sự an toàn của họ bị đe dọa ở vùng Vịnh. Các quan chức Iran cũng nhiều lần đe dọa phong tỏa eo biển Hormuz nếu Iran không thể xuất khẩu dầu mỏ hoặc các cơ sở hạt nhân của nước này bị tấn công.
Đă có những cuộc chạm trán thường xuyên giữa Vệ binh Cách mạng Iran và quân đội Mỹ tại vùng Vịnh trong những năm gần đây.
Các quan chức Mỹ tuyên bố, nếu Iran đóng cửa Hormuz th́ đó sẽ là một hành động vượt "lằn ranh đỏ" và Mỹ sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để tái mở cửa eo biển này.
Về mặt pháp lư, Iran không thể đóng cửa tuyến đường biển này bởi nó cắt ngang qua một phần lănh hải của Oman. Thế nhưng, những con tàu đến đây sẽ phải đi qua vùng biển của Iran, nơi luôn có sự hiện diện của lực lượng hải quân IRGC.
Năm ngoái, Stena Impero – một tàu chở dầu mang cờ Anh đă bị IRGC bắt giữ và cầm chân tại cảng Bandar Abbas suốt 2 tháng.
VietBF @ Sưu tầm