Nga, Trung thế chân Mỹ ở Iraq. Moskva và Bắc Kinh có thể tăng hợp tác với Tehran để thách thức quyền lực của Washington nếu Mỹ rút quân khỏi Iraq.

Tàu chiến Iran, Nga và Trung Quốc tập trận trên vịnh Oman hôm 29/12/2019. Ảnh: Reuters.
"Không ai quan tâm tới căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Iran hơn các lănh đạo Nga và Trung Quốc. Họ sẽ làm mọi thứ để tận dụng việc Mỹ rút quân khỏi Iraq, cũng như tăng cường quan hệ với Iran", nhà phân tích quốc pḥng Con Coughlin nhận định trong bài viết đăng trên tờ Telegraph của Anh.
Moskva và Bắc Kinh đă đẩy mạnh hợp tác với Tehran từ trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh không kích sát hại tướng Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
"Họ tin rằng ḿnh đang có cơ hội thách thức sự thống trị quyền lực của Mỹ trong khu vực và chắc chắn sẽ đẩy mạnh hoạt động sau khi quốc hội Iraq thông qua nghị quyết yêu cầu Washington rút quân", Coughlin nhận xét.
Ví dụ cụ thể nhất cho quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Tehran, Moskva và Bắc Kinh là cuộc tập trận hải quân hồi cuối tháng 12/2019, khi tàu chiến Nga và Trung Quốc lần đầu thực hành các nội dung bảo đảm an ninh, chống khủng bố và cướp biển với hải quân Iran ở Vùng Vịnh.
Động thái này gần như không thể xảy ra vào thời điểm 10 năm trước, khi trách nhiệm duy tŕ trật tự cho những tuyến hàng hải ở khu vực thuộc về Mỹ và các đồng minh thân cận.
"Thay v́ chỉ phải đối phó mối đe dọa từ các xuồng vũ trang và tàu chiến nhỏ của Iran, hải quân Anh và các nước phương Tây hiện nay sẽ phải cạnh tranh với cả những chiến hạm hiện đại của Nga và Trung Quốc. Tinh thần hợp tác của ba nước này cũng khó ḷng giới hạn ở các cuộc tập trận hải quân", Coughlin cho hay.
Trung Quốc đóng vai tṛ quan trọng với nền kinh tế Iran khi liên tục mua lượng lớn dầu từ nước này, bất chấp các lệnh cấm vận của Mỹ. Đổi lại, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đă kêu gọi xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Bắc Kinh trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây.
Quan hệ Iran - Nga thậm chí c̣n sâu rộng hơn, đặc biệt là trong vấn đề an ninh và quốc pḥng kể từ khi Tehran thuyết phục Moskva can thiệp quân sự vào Syria cuối năm 2015. Tướng Soleimani trước đó đă bay tới Moskva để gặp Tổng thống Vladimir Putin, cảnh báo Nga có thể mất căn cứ hải quân Tartus trọng yếu ở Syria nếu Tổng thống Bashar al-Assad bị các nhóm nổi dậy lật đổ.
Câu hỏi quan trọng nhất hiện nay là Moskva và Bắc Kinh sẵn sàng làm ǵ để bảo vệ lợi ích của Tehran khi căng thẳng Mỹ - Iran leo thang. Giới phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ tránh tỏ thái độ công khai ủng hộ Iran, do điều này có thể mang tới nhiều bất lợi khi đàm phán thương mại với Mỹ.
Ngược lại, Nga dường như sẽ sử dụng mọi cơ hội để đối phó Mỹ nhằm bảo đảm Washington không thể giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với Tehran, theo Coughlin.