Khi Trung Quốc “tẩy chay” Boeing, không chỉ Malaysia Airlines mà India Airlines cũng tỏ ư quan tâm đến những chiếc máy bay bị “từ chối”.

May bay Boeing 737 MAX được lắp ráp tại nhà máy của Boeing ở Renton, Washington ngày 25/6/2024.
Theo báo Eurasian Times ngày 25/4, Boeing - từ lâu được xem là biểu tượng cho sức mạnh công nghiệp Mỹ - đang phải đối mặt với những cơn gió ngược mới, lần này không đến từ lỗi thiết kế hay chậm trễ trong sản xuất, mà đến từ một cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng.
Tâm điểm của sự bất ổn này là Trung Quốc – thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới và từng là một trong những đối tác đầy hứa hẹn của Boeing.
Trong những tuần gần đây, một số máy bay do Boeing sản xuất cho các hăng hàng không Trung Quốc đă bị từ chối tiếp nhận.
Hăng tin Reuters ngày 24/4 cho biết thêm Boeing đă xác nhận rằng các khách hàng Trung Quốc đang từ chối nhận các máy bay mới được sản xuất cho họ do ảnh hưởng của thuế quan, trong bối cảnh chiếc máy bay Boeing thứ ba bắt đầu quay trở lại Mỹ vào thứ Năm (24/4).
“Do các mức thuế quan, nhiều khách hàng của chúng tôi tại Trung Quốc đă thông báo rằng họ sẽ không nhận máy bay”, Giám đốc điều hành Boeing, ông Kelly Ortberg cho biết trong cuộc họp công bố báo cáo tài chính quư I/2025 hôm thứ Tư (23/4).
Ông Ortberg cho biết Trung Quốc là quốc gia duy nhất mà Boeing đang gặp phải vấn đề này và hăng đang chuyển hướng các máy bay mới sang những khách hàng khác đang nóng ḷng muốn nhận máy bay sớm hơn do t́nh trạng thiếu hụt máy bay thương mại mới trên toàn cầu.
Trước khi Tổng thống Donald Trump phát động chiến dịch thương mại toàn cầu, máy bay thương mại được giao dịch miễn thuế trên toàn thế giới theo một thỏa thuận hàng không dân dụng kư từ năm 1979.
Nhưng giờ đây, nếu một hăng hàng không Trung Quốc nếu nhận máy bay Boeing sẽ bị ảnh hưởng nặng bởi mức thuế trả đũa do Bắc Kinh áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Theo công ty tư vấn hàng không IBA, một chiếc 737 MAX mới có giá trị thị trường khoảng 55 triệu USD.
Hai chiếc 737 MAX 8 đă được chuyển đến Trung Quốc vào tháng 3 để bàn giao cho hăng Xiamen Airlines đă quay lại trung tâm sản xuất của Boeing ở Seattle trong tuần qua.
Chiếc 737 MAX 8 thứ ba rời trung tâm hoàn thiện máy bay của Boeing ở Chu Sơn (Zhoushan), gần Thượng Hải, để bay đến lănh thổ Guam của Mỹ vào ngày thứ Năm (24/4), theo dữ liệu từ các trang theo dơi chuyến bay AirNav Radar và Flightradar24.
Dữ liệu theo dơi của Aviation Flights Group cho thấy chiếc máy bay này ban đầu được chế tạo cho hăng hàng không quốc gia Air China. Về phần ḿnh, Air China chưa có phản hồi ngay lập tức khi được yêu cầu b́nh luận.
Máy bay này được chuyển từ Seattle vào ngày 5/4, trong khoảng thời gian giữa lúc ông Trump công bố áp thuế với Trung Quốc và Bắc Kinh bắt đầu thực thi các mức thuế trả đũa mới đối với hàng hóa Mỹ.
Guam là một trong những điểm dừng kỹ thuật thường được sử dụng trên hành tŕnh dài 8.000 km giữa Seattle và Chu Sơn, nơi các máy bay được Boeing đưa đến để hoàn tất công đoạn cuối cùng và bàn giao cho các hăng hàng không Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc hiện chưa b́nh luận ǵ về lư do các máy bay bị trả lại.
Đ̣n đánh chiến lược từ Bắc Kinh
Báo Eurasian Times cho biết những động thái này diễn ra ngay sau khi Washington ra quyết định áp thuế lên tới 145% đối với hàng hóa Trung Quốc.
Phản ứng của Bắc Kinh đến nhanh chóng và đầy toan tính: áp thuế trả đũa 125% với hàng nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời ra chỉ thị chưa từng có yêu cầu các hăng hàng không Trung Quốc ngừng tiếp nhận máy bay Boeing và dừng mua các linh kiện hàng không do Mỹ sản xuất.
Đây không chỉ đơn thuần là chính sách “ăn miếng trả miếng” – mà là một đ̣n tấn công có chủ đích nhắm thẳng vào Boeing, nhà xuất khẩu hàng không lớn nhất của Mỹ.
Với khoảng 80% số máy bay thương mại được bán ra thị trường quốc tế, Boeing phụ thuộc lớn vào nhu cầu từ nước ngoài, trong đó Trung Quốc từng là trụ cột quan trọng trong chiến lược toàn cầu của hăng.
Giờ đây, trụ cột đó đang lung lay.
Cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác mở ra
Theo hăng tin Reuters, hăng hàng không Ấn Độ (Air India) đang đàm phán với Boeing để mua khoảng 10 chiếc máy bay 737 MAX, sau khi một hăng hàng không Trung Quốc từ chối nhận bàn giao giữa lúc cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang.
Các nguồn tin cho hay Air India có kế hoạch mua khoảng 10 chiếc máy bay thân hẹp để phục vụ hăng hàng không giá rẻ Air India Express. Nếu thỏa thuận thành công, đây có thể là cú hích lớn cho kế hoạch mở rộng của Air India – vốn đang bị cản trở bởi t́nh trạng thiếu máy bay mới.
Trước đó, theo báo Aviation Source News, hăng hàng không Malaysia (Malaysia Airlines) đă bày tỏ sự quan tâm tới các suất bàn giao máy bay Boeing mới mà Trung Quốc từ chối nhận, trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung vẫn đang tiếp diễn.
Malaysia Airline đang tận dụng cơ hội mở rộng đội bay bằng cách nhắm tới những chiếc máy bay Boeing mà các hăng hàng không Trung Quốc có thể từ chối.
Theo các nguồn tin, ông Datuk Captain Izham Ismail, Tổng giám đốc điều hành của Malaysia Airlines, xác nhận rằng hăng hàng không nàyđang đàm phán với Boeing để giành lấy các suất bàn giao mà các hăng hàng không Trung Quốc đă bỏ lại.
Động thái của Malaysia Airlines có thể giúp Malaysia Airlines đẩy nhanh mục tiêu vận hành 55 chiếc Boeing 737 MAX thế hệ mới vào năm 2030. Những thương vụ mua máy bay tiềm năng này sẽ hoàn toàn tách biệt với đơn đặt hàng hiện có của Malaysia Airlines, gồm 25 chiếc 737 MAX.
Khả năng lội ngược ḍng ngoạn mục nhờ thuế quan
Chủ tịch công ty truyền thông Tài Tín của Đài Loan, ông Tạ Kim Hà đă viết trên Facebook rằng đ̣n đánh thuế lần này của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Boeing trở thành bên hưởng lợi lớn nhất.
Theo ông Tạ Kim Hà, Mỹ và Trung Quốc vẫn đang trong t́nh trạng giằng co thuế quan, và cuộc chiến này có thể kéo dài rất lâu. Hai bên đều có điểm mạnh và điểm yếu. Ví dụ, Trung Quốc có thế mạnh lớn trong các mặt hàng như đồ chơi và thiết bị điện tử tiêu dùng, trong khi Mỹ vẫn giữ vai tṛ dẫn đầu trong các công nghệ tiên tiến. “Hiện tại, hai bên giống như đang đánh nhau trong những con hẻm hẹp, và máy bay Boeing đă trở thành tiêu điểm trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung”.
Ông Tạ Kim Hà cho rằng vai tṛ của Boeing trong cuộc chiến thuế quan lần này trở nên vô cùng nổi bật. Trong tháng này, Trung Quốc đă lấy lư do thuế suất cao để trả lại 3 chiếc máy bay Boeing, và phía sau vẫn c̣n đơn đặt hàng 50 chiếc nữa. Dường như, Bắc Kinh muốn thể hiện thái độ cứng rắn với Washington. Tuy nhiên, ngay lập tức, các nước như Malaysia đă tuyên bố rằng họ muốn mua máy bay Boeing.
Ông Tạ Kim Hà cho biết: “Đại dịch từng giáng một đ̣n nặng nề vào ngành hàng không, khiến máy bay không thể cất cánh, nằm chật cứng ở các sân bay. Nhưng sau khi dịch kết thúc, các sân bay trên toàn thế giới lại chật kín du khách, và các quốc gia đều đang tranh nhau mua máy bay”.
Ông Tạ Kim Hà cho biết thêm trong giai đoạn đó, hăng chế tạo máy bay Airbus của Pháp đă trở thành bên thắng lớn nhất, trong khi Boeing lại gặp hết vận đen này đến vận đen khác như ḍng máy bay 737MAX liên tục gặp sự cố, gây ra những khoản lỗ nặng nề, đến mức phải thay cả CEO. Thêm vào đó, quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi, khiến Boeing thường xuyên bị “trói tay trói chân”. Hiện tại, thị phần toàn cầu của Airbus đă chiếm 60%, trong khi Boeing chỉ c̣n 40%.
Tuy nhiên, theo ông Tạ Kim Hà, cuộc chiến thuế quan lần này của ông Trump có thể mang lại cơ hội chưa từng có cho Boeing. Những chiếc máy bay mà Trung Quốc không cần nữa ngay lập tức trở thành “hàng hot”, bởi v́ máy bay là mặt hàng có giá trị cao, và để cân bằng thặng dư thương mại, mua máy bay Boeing chính là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. V́ thế, trong cuộc chiến thuế quan lần này, rất có thể Boeing sẽ là bên được hưởng lợi lớn nhất.
VietBF@sưu tập