“Không có kẻ thù măi măi, không có bạn bè măi, chỉ có lợi ích quốc gia là măi măi “
Winston Leonard Spencer-Churchill.
BẮT ĐẦU TỪ HUN SEN BÊN CAMPUCHIA.
Hun Sen được người Việt Nam hậu thuẫn, cùng sát cánh đánh đổ Kherme Đỏ. Nhưng người đồng chí Việt Nam lại bị người đồng chí Trung Quốc lên án xâm lược Campuchia và yêu cầu rút quân về nước.
Việt Nam trong thế cô lập muốn làm hài ḷng Trung Quốc, nhưng không muốn rút quân, đành đưa ra “giải pháp đỏ”, theo đó sẽ có một chính phủ Liên hiệp bao gồm cả đảng Nhân dân cách mạng của Hun Sen, và Khrme Đỏ… Hun Sen từ đó hận Việt Nam.
Trung Quốc phủi tay, cho đây là sáng kiến của Việt Nam, không chấp nhận “giải pháp đỏ” bán đứng luôn Khrme đỏ khi không c̣n giá trị.
Hun Sen từ đấy âm thầm ngả theo Trung Quốc.
ĐẾN QUAN HỆ XÔ - TRUNG.
Năm 1950 chiến tranh Liên Triều bùng nổ. Lúc ấy quan hệ Xô - Trung đang ở đỉnh cao của t́nh đồng chí.
Mỹ và đồng minh nhảy vào Triều Tiên sau khi quân đội Bắc Triều Tiên đánh đến tận cảng Pusan, chiếm 3/4 diện tích nước này.
Liên quân do Mỹ đứng đầu phản công chiếm lại.
Trong t́nh thế khả năng Liên quân sẽ lấy được Triều Tiên, sau khi họ chiếm lại Seoul.
Stalin yêu cầu Mao đưa quân nhảy vào Triều Tiên cứu viện Kim Nhật Thành.
Mao rất khó chịu với Stalin, v́ Stalin không muốn mất ḷng Mỹ.
Mao ra điều kiện, Liên Xô phải xây dựng cho Trung Quốc một hệ thống các khu công nghiệp để phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá đất nước, và chuyển giao công nghệ chế tạo bom nguyên tử, đổi lấy Trung Quốc sẽ đưa quân tham chiến tại Triều Tiên- Stalin ấm ức nhưng vẫn gật đầu chấp nhận, chính v́ thế sau này Trung Quốc mới có bom nguyên tử và những cơ sở hạ tầng cho phát triển đất nước.
Stalin chết năm 1953, Khrushchev lên thay.
Khrushchev ủng hộ việc bài Stalin và kêu gọi cải tổ trong đảng, chủ trương hợp tác với phương Tây và Mỹ.
Ông bị nhóm bảo thủ trong đảng bí mật đảo chính và phải từ chức năm 1964.
Tại Việt Nam trong thập niên 1960 Đảng Lao động Việt Nam những người có khuynh hướng thân Liên Xô, chấp nhận chính sách của Khrushchev không muốn phát động chiến tranh vũ trang giải phóng miền Nam ngay, mà cho rằng phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xă hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh vũ trang ở miền Nam.
Họ cho rằng nếu phát động đấu tranh vũ trang sẽ khiến Hoa Kỳ nhảy vào trực tiếp tham chiến, khi đó chẳng những sẽ thất bại mà c̣n làm mất ḷng Liên Xô - những người này bị liệt vào phần tử theo “chủ nghĩa xét lại” bị cách chức, một số c̣n bị bắt đưa đi cải tạo.
Quan hệ Trung - Xô càng căng thẳng, khi nội bộ Liên Xô rối ren, Trung Quốc đề nghị Liên Xô trả lại các vùng bị Nga Hoàng xâm chiếm, hai bên bất đồng dẫn đến hai cuộc chiến tranh biên giới năm 1960 và 1969.
T́nh hữu nghị quốc tế cộng sản không thể thay thế bằng quyền lợi dân tộc đă tan thành mây khói.
Mâu thuẫn Xô - Trung là cơ hội cho Mỹ.
Liên Xô lúc ấy là siêu cường đối đầu với Mỹ, Trung Quốc cần phát triển đất nước dẫn đến Mỹ và Trung Quốc bắt tay nhau để hạ gục Liên Xô.
Trung Quốc lớn mạnh, Liên Xô suy yếu và sụp đổ.
Putin lên cầm quyền trong một nước Nga mới nhận thấy cần phải nhích lại với Trung Quốc.
Trung Quốc không muốn quá lệ thuộc vào Mỹ, quay lại gắn bó với Nga.
Kết quả năm 2005 Trung Quốc được giao quyền kiểm soát Đảo Tarabarov (Ngân Long Đảo) và khoảng 50% Đảo Bolshoy Ussuriysky (Hắc Hạt Tử đảo) gần Khabarovsk theo thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc, được kư vào ngày 14 tháng 10 năm 2004.
Đến đây, toàn bộ đường biên giới Trung-Nga dài 4.300 km được xác định xong.
Tháng 10/2008, chính phủ hai nước đă tổ chức lễ khánh thành cột mốc phân định biên giới đoạn Đông giữa hai nước trên đảo Hắc Hạt Tử. Hiện nay đảo Trân Bảo cùng các đảo Thất Lư Tâm, Kabozi gần đó đều đă thuộc về Trung Quốc. Trên đảo Trân Bảo hiện nay có một đơn vị biên pḥng đồn trú và tỉnh Hắc Long Giang đă tôn tạo lại các địa điểm xảy ra trận đánh năm xưa cùng với một pḥng trưng bày.
QUAN HỆ TAY BA: TRUNG QUỐC- VIỆT NAM- LIÊN XÔ.
Đây là quan hệ của các quốc gia cộng sản, lấy tinh thần quốc tế cộng sản là kim chỉ nam cho chính sách đối ngoại.
Quan hệ tay ba này đạt đỉnh điểm nồng ấm bắt đầu từ khi nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) đến khi Stalin chết năm 1953.
Kể từ khi qua hệ Xô - Trung rạn nứt, Việt Nam trong thế kẹt v́ cần có sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc trong chiến tranh, cho nên không thể mất ḷng bên nào.
Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Thậm chí trở thành tai họa trong t́nh h́nh Liên Xô và Trung Quốc thay đổi sách lược, lôi kéo Việt Nam như một con cờ trong cuộc chơi của họ.
Năm 1972 Mỹ và Trung Quốc b́nh thường hoá quan hệ.
Mỹ bắt đầu chính sách “thay đổi màu da cho xác chết” sẽ rút quân Mỹ ra khỏi chiến trường Miền Nam, và họ đă mở chiến dịch trên không ném bom miền Bắc Việt Nam (Linebacker)
Mục đích của Mỹ là đánh vào các cơ sở hậu cần, kho tàng bến băi, đường xá… của Bắc Việt để họ không thể mở được các chiến dịch tấn công khi quân đội Mỹ rút đi, và quân đội Việt Nam Cộng hoà thay thế có thời gian củng cố khi không có sự yểm trợ của không quân, hải quân Mỹ.
Những người cộng sản lănh đạo Hà Nội nhận thấy, Trung Quốc đă ngả theo Mỹ, chỉ có Liên Xô vẫn kiên định trên con đường CNXH mới có thể thực ḷng giúp đỡ Việt Nam.
Mỹ và Trung Quốc gần với nhau, khiến Liên Xô phải hết ḷng bảo vệ Việt Nam như một tiền đồn chống lại Trung Quốc ở phía Nam.
Mặc dù chiến dịch Linebacker được phía Mỹ tuyên truyền là đạt được mục đích, nhưng trên thực tế sau 12 ngày đêm, hàng hoá, vũ khí từ Liên Xô chuyển cho Hà Nội nhiều hơn người Mỹ tưởng.
Bộ chính trị đảng CS Việt Nam nhận định Mỹ rút khỏi là thời cơ cho tổng tấn công, với sự viện trợ tuyệt vời của Liên Xô họ đă mở màn tấn công sớm hơn người Mỹ dự đoán, khiến quân đội VNCH trở nên lúng túng và rối loạn.
Việc Miền Nam rơi vào tay những người cộng sản Bắc Việt Nam làm Trung Quốc bất ngờ, họ rất sợ một tiểu bá theo đuôi Liên Xô chống lại Trung Quốc.
Trung Quốc bắn tin cho tổng thống VNCH Dương Văn Minh kêu gọi một giải pháp hoà b́nh và đề nghị Trung Quốc can thiệp, nhưng Dương Văn Minh đă bác bỏ.
Ngay lập tức Trung Quốc nghĩ ra một kế sách khác nhằm đưa Việt Nam về quỹ đạo Trung Quốc.
Trung Quốc gặp gỡ những lănh đạo Khrme Đỏ, kích động về một Việt Nam tiểu bá sẽ chớp thời cơ thôn tính Campuchia.
Mối hận thù lịch sử trong quá khứ với người Việt Nam bị kích động - Khrme Đỏ chống lại Việt Nam.
Liên Xô không thể nuôi báo cô cả một hệ thống các quốc gia XHCN đàn em, không thể viện trợ cho Việt Nam được nữa.
Việt Nam bị cô lập không c̣n cách nào lại quay về quỹ đạo Trung Quốc với ngụy biện của TBT Nguyễn Văn Linh “Trung Quốc tuy bá quyền, nhưng theo con đường XHCN, ta không thể theo Mỹ theo CNTB”
(C̣n tiếp).
|
|