Nguồn gốc của lượng thủy ngân khổng lồ để tạo thành trăm sông trong lăng mộ cũng như các chi tiết về đội quân đất nung chôn cùng hoàng đế vẫn là điều bí ẩn chờ đợi được giải đáp.
Nguồn gốc của ḍng sông thủy ngân
Mô h́nh minh họa toàn bộ khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng ở Tây An. Ảnh: Cnwest
Theo sử kư ghi chép, để đạt được tham vọng trường sinh bất tử, từ khi c̣n trẻ, Tần Thủy Hoàng đă say mê việc luyện "Thuốc trường sinh" và thủy ngân là một thành phần chính trong "thuốc tiên". Do vậy ḍng sông thủy ngân phải chăng thể hiện sự thịnh vượng, giàu có và tham vọng trường tồn vĩnh cửu của Tần Thủy Hoàng? Bên cạnh đó, nguồn thủy ngân khổng lồ được dẫn từ đâu để tạo thành trăm sông trong lăng mộ vẫn là một câu hỏi lớn không thể giải thích được.
Lật lại lịch sử, hai thiên niên kỷ trước, quận Ba ở thời Tần (thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc, ngày nay) có người quả phụ họ Thanh, chuyên nghề khai thác đá chu sa mà trở nên giàu có. Tần Thủy Hoàng đă cho xây dựng "Hoài Thanh Đài" để ca ngợi sự trinh liệt của người phụ nữ này. V́ sao Tần Thủy Hoàng lại đặc biệt chiếu cố đến nữ thương nhân họ Thanh này đến vậy? Liệu bên trong có huyền cơ nào khác không?
Theo khoa học hiện đại, chu sa hay thần sa, đan sa, xích đan, cống sa, là các tên gọi dành cho loại khoáng vật của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ. Thành phần chính của nó là sulfur thủy ngân (II) (HgS). Chu sa được người Trung Hoa cổ đại sử dụng phổ biến để luyện thủy ngân, làm thuốc và làm thủ cung sa để đánh dấu trinh tiết người phụ nữ. Thời đó người Tần đă biết cách luyện thủy ngân từ đá chu sa. Tư Mă Thiên viết "Giang Nam có đá chu sa. Chu sa là nguyên liệu chính để luyện thủy ngân".
Mẫu đá chu sa được khai thác ở Trung Quốc. Ảnh: Shantouwang
Gần đây, các nhà khảo cổ đă khai quật được lăng mộ của quả phụ họ Thanh, từ đó nghiên cứu được rằng ở thời Tần, gia tộc họ Thanh ở quận Ba vốn là một gia tộc giàu có và thế lực. Vùng quận Ba có ngọn núi Vu Sơn, trong các câu chuyện cổ, chuyện thần thoại Trung Quốc, đây là nơi các vị thần linh thường ghé đến, đây là nơi khởi nguồn cho văn hóa mo và thuật luyện đan.
Văn hóa mo thời Trung Hoa cổ đại là loại h́nh gần giống nghi thức nhập đồng. Trong quá tŕnh nhập đồng để nói chuyện với thần linh, người nhập phải uống thuốc tiên được luyện từ chu sa tức lượng nhỏ thủy ngân. Sau khi uống, toàn thân sẽ tê cứng, run rẩy. Các thầy mo là những người có quyền lực, có tài chính hùng hậu và nắm trong tay các bí mật về thuật mo.
Từ những khám phá khảo cổ, có thể suy luận rằng "Thanh" chính là một truyền nhân thuật mo cũng như nắm giữ được nguồn chu sa và thủy ngân khổng lồ. Nhiều khả năng, người phụ nữ họ Thanh chính là người đă có công lớn trong việc cung cấp thủy ngân trong Địa cung và hoàn tất giấc mộng sánh cùng thần tiên của Tần Thủy Hoàng.
Đội quân đất nung - Binh mă dũng
Khuôn mặt, kích cỡ, trang phục của các binh mă dũng không có tượng nào giống nhau, cao to hơn người thật. Ảnh: 2fajue
Tháng 3/1974, một người nông dân trong quá tŕnh đào giếng ở khu vực chân núi Ly Sơn đă phát hiện ra dấu vết của hầm chứa đội quân đất nung được chôn để bảo vệ Tần Thủy Hoàng. Cho đến nay đă có 8.099 pho tượng đă được khai quật ra khỏi ḷng đất. Quần thể tượng được đặt trong 3 hầm mộ riêng biệt tạo thành h́nh chữ Phẩm. Khu hầm thứ 4 là khu hầm trống, không có tượng bên trong.
Người ta cho rằng, hầm mộ thứ nhất nằm ở mặt tây của lăng mộ có pho tượng 6.000 binh mă, là đội quân chủ lực của Tần Thủy Hoàng. Hầm mộ thứ hai chứa khoảng 1.400 pho tượng kỵ binh và bộ binh đi cùng xe ngựa, đây được xem là đội cảnh binh, trên diện tích 19.659 m². Hầm mộ thứ ba là đội chỉ huy các cấp khác nhau và xe tứ mă trên diện tích 1.524 m² và có khoảng 68 pho tượng ở đây.
Khuôn mặt, kích cỡ, trang phục không có tượng nào giống nhau, nét mặt thể hiện sống động như người thật. Chiều cao của mỗi bức tượng khoảng 1,8 m đến 2 m, nặng khoảng 180 kg, to cao hơn nhiều so với thể trạng trung b́nh của người thời đó.
Áo giáp và mũ trụ bằng đá của các binh mă dũng. Mỗi chiếc áp giáp được kết từ 800 miếng đá được mài thủ công hết sức tỉ mỉ rồi được kết lại bằng sợi đồng.
Các bức tượng người có lính bộ binh, cung thủ, các tướng lĩnh trong tư thế đứng thẳng hoặc cúi ḿnh cầm cung, kích, giáo, mác,gươm bọc đồng... đây là những vũ khí được sử dụng ở Trung Hoa thời đó. Các vũ khí được làm bằng đồng, được đúc tinh xảo, và được mạ một lớp chống gỉ sét ở bên ngoài, trải qua hai thiên niên kỷ, đến khi được t́m thấy các vũ khí vẫn sáng đẹp.
Ngoài các vũ khí thông dụng như đao, mác, kiếm, cung nỏ…các nhà khảo cổ c̣n t́m thấy những vũ khí lạ, như máy bắn tên tự động, máy bắn tầm gần, tầm xa…chứng tỏ tŕnh độ chế tạo vũ khí hết sức siêu việt ở thời Tần.
Ngựa xe trong đội binh mă dũng được chôn cùng Tần Vương. Ảnh: Gmw
Các bức tượng đất nung được nặn từ đất sét, nung trong ḷ ở nhiệt độ thấp, sau khi nung xong được phết một lớp sơn lên bên ngoài để tăng độ bền. Một phát hiện chấn động mới đây cho thấy các tượng đất này được phết một lớp ḷng trắng trứng ở bên ngoài. Trải qua hai thiên niên kỷ, tượng vẫn giữ được tương đối hoàn chỉnh h́nh dáng ban đầu, thể hiện độ tinh xảo của người thợ điêu khắc lúc bấy giờ.
Tượng được sơn chủ yếu với tám mảng màu chính gồm đỏ, xanh, vàng, tím, nâu, trắng, đen, với độ đậm nhạt khác nhau, tạo nên hàng chục hiệu ứng màu sắc. Tiếc là, trong quá tŕnh khai quật, do phản ứng oxy hóa khi được đưa ra ngoài, màu sắc các bức tượng bị biến đổi chỉ trong ṿng vài chục giây thành một màu nâu sét. V́ vậy khi khai quật, các nhà khoa học phải bảo quản tượng bằng phương pháp "đông khô" để tránh nứt, vỡ, phai màu. Hiện vật đào lên được đưa ngay vào hầm lạnh âm 40 độ C để tạo lớp băng mỏng bao bọc, sau đó bảo quản lâu dài trong kho chứa.
Ngoài tượng binh mă, xe ngựa bằng đồng có kích cỡ và tinh xảo như thật cũng được phát hiện trong khu hầm binh mă. Phần thân xe được đúc bằng đồng xanh, một số phụ kiện được làm từ vàng và bạc, kích cỡ của xe, ngựa và người điều khiển được mô phỏng y như thật. Các bộ phận được đúc riêng, sau đó được lắp ráp, hàn nối lại với nhau, thể hiện tŕnh độ cơ khí đáng nể của người thợ thời Tần.
Đặc biệt, phần đầu ngựa có thể cử động được linh hoạt, là nhờ được hàn bằng những sợi tơ đồng rất mảnh. Dưới kính hiển vi, các chuyên gia phát hiện những sợi tơ đồng này có độ mảnh khoảng 0,5 mm, đều nhau. Kỹ thuật nào được áp dụng để kéo ra những sợi đồng mảnh như tơ và làm thế nào để hàn nối những đầu sợi đồng này vẫn c̣n là một bí ẩn không thể giải đáp, cũng giống như rất nhiều bí ẩn khác trong khu lăng mộ của vị hoàng đế nổi tiếng của lịch sử Trung Hoa.
Thu Hằng
(ZING/tổng hợp)