Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 09-07-2011   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 72
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Nhà thờ họ có tên Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Sài G̣n có một nhà thờ họ Phạm gắn với tên tuổi của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - Chi phái Phạm Văn Nga, thân sinh của cố Thủ tướng. Quanh ngôi nhà thờ họ Phạm này là câu chuyện vui buồn lẫn lộn...
Nhà thờ họ Phạm ở 69 Trần Khánh Dư, Q1, TP Hồ Chí Minh.

Nhớ về chú Tám

“Tôi là Phạm Văn Ngộ cháu ruột ông Phạm Văn Đồng. Cha tôi là ông Phạm Văn Cáo là anh ruột ông Phạm Văn Đồng” – Người chủ nhà gầy g̣, nói với tôi như vậy.

Cụ Phạm Văn Nga có 8 người con, ông Phạm Văn Cáo (bố của ông Ngộ) là thứ hai, ông Phạm Văn Đồng là thứ bảy. Theo phong tục trong Nam, gia đ́nh gọi ông Đồng là chú Tám. “Chú Tám mất năm 2000, chúng tôi được điện, ra ở Nhà khách Chính phủ để làm lễ. Đau xót vô cùng! Chú là người làm rạng danh ḍng họ Phạm chúng tôi”.

Ông Ngộ bồi hồi ngước nh́n lên bàn thờ có tấm h́nh ông Phạm Văn Đồng, buồn bă. C̣n nhớ lúc nhỏ ông Đồng học rất giỏi. Học ngang tú tài, ông bỏ đi làm cách mạng cứu nước. Ông bị bắt đi tù Côn Đảo, nhà không ai biết. Khi ông ra tù, về thăm, nói chuyện, rồi ông lại đi biệt tích luôn.

“Năm 1945, nhà nước mới ra đời, nghe tên Phạm Văn Đồng là bộ trưởng mới biết chú Tám c̣n sống. Nhưng rồi đất nước bị chia cắt, bà con họ hàng ít người được nh́n thấy mặt”. Nhưng, họ vẫn cố gắng dơi theo từng bước đi của con người đă làm vẻ vang cho họ Phạm đang sống bên kia sông Bến Hải.

Bà Gấm vợ ông Ngộ bảo: “Khổ lắm. Tôi ở Sài G̣n, nhưng chồng tôi th́ bị điều đi khắp nơi”. Ông Ngộ bảo: “Họ bắt khai con cháu ai đi tập kết. Tôi khai tôi cháu ruột ông Phạm Văn Đồng. Họ bắt tôi lên Ban Mê Thuột, sung vào đơn vị toàn đồng bào dân tộc thiểu số, bắt phải đi trồng sắn tự sinh sống, không cho tiếp xúc với ai. Mỗi tuần tôi phải đi tŕnh diện một lần. Rồi tôi bị điều ra miền Trung. Tôi xin đi dạy ở trường thiếu sinh quân rồi giải ngũ. May mắn cho tôi, tôi chưa biết đánh trận là ǵ”.

Giải ngũ, ông về làm trong Sở Giáo dục. Ông nói: “Tôi được cử đi Nhật học, nhưng họ nói tôi bà con với Việt cộng, không cho tôi xuất ngoại”. Quá mệt mỏi, xin về dạy ở trường Trưng Vương với vợ, cuộc đời ông từ đó yên ổn hơn.

Sau 30-4-1975, ông Phạm Văn Đồng vào Sài G̣n. Ông nhắn tin cho bà con ở Sài G̣n đến thăm. Bà Gấm nhớ lại: “Tôi dắt mấy đứa con lóc nhóc cùng họ hàng bên nội lên gặp ông Đồng. Ông ấy hiền lắm. Tôi bảo: Chồng tôi không phải ác ôn. Ông cười, bảo: “Cứ yên tâm”. Tôi về làm đơn gửi lên các nơi, nói chồng tôi là cháu ông Phạm Văn Đồng. Vài tháng sau, chồng tôi được về, đi dạy học”.

Ḍng họ hiển danh

Họ Phạm là một trong 5 họ lớn nhất của Việt Nam. Người họ Phạm suy tôn danh tướng Phạm Tu (467-545) thời Tiền Lư làm Thượng Thủy Tổ. Ông tổ ḍng họ Phạm ở Mộ Đức, Quảng Ngăi là ông Phạm Công Hiều, sinh vào đời vua Lê Thế Tông (1573-1600), đỗ cử nhân, làm quản cơ, chỉ huy một binh biền khai phá 3.180 mẫu ruộng.

Ông mất được nhà Lê phong Dực Bảo Trung Hưng Thi Phổ Hậu Hiền, lập miếu thờ. Tính từ ông Phạm Công Hiều đến đời ông Phạm Văn Nga (cụ thân sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng) vừa đúng 10 đời. Ông Nga là con của ông Phạm Văn Thức với bà Trần Thị Lượng.

Ông Nga từng làm chức Thị Giảng Học Sĩ (dạy học cho các hoàng tử), làm tới Tham Biện Nội Các, hàm tam phẩm. Ông mất năm 1924, được nhà vua phong thần (sắc phong hiện vẫn c̣n). Ông có 9 người con là: ông Phúng, một người con mất lúc nhỏ, ông Cáo (bố ông Ngộ), ông Kư, ông Dụy, ông Khoái, ông Đồng, bà Chiêm, bà Oanh.

Vợ chồng ông Ngộ trước bàn thờ họ Phạm. Ảnh: T.N.A

Bố ông Ngộ là ông Phạm Văn Cáo, tú tài Hán học, làm tri huyện ở huyện Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ (Quảng Ngăi), Lệ Thủy (Quảng B́nh). Sau năm 1945, ông làm Thẩm phán Ṭa Thượng thẩm ở Huế, sau nghỉ hưu ở Đà Nẵng. Ông Cáo với ông Đồng rất thân thiết.

Năm 1975, đất nước thống nhất, ông Đồng về Đà Nẵng, nơi ông Cáo đang nghỉ hưu, để gặp anh trai. Hai người đi ô tô về quê Quảng Ngăi. Không ngờ đó cũng là chuyến đi biệt ly đau xót. Ông Ngộ kể: “Bố tôi với chú Tám đi ô tô về quê thắp hương. Nhưng đường sá xấu quá, bố tôi lại già lắm rồi, nên xe xóc, ruột bị xoắn lại, đau đớn. Bác sĩ đă mổ mà không cứu được, vài tháng sau bố tôi qua đời”.

Ông Phạm Văn Đồng là Thủ tướng của nước Việt Nam trong suốt 32 năm. Người trong Nam cũng được biết ông lập gia đ́nh với bà Phạm Thị Cúc là người Hà Nội, bà từng giúp ông hoạt động ở Cầu Gỗ, họ có với nhau một người con trai là Phạm Sơn Dương. Ông Ngộ ghi nhận: “Mỗi lần chú Tám vào Sài G̣n công tác, chú đều nhắn cho chúng tôi lên ăn cơm. Có hôm cả họ ăn vui vẻ với nhau. Có khi chú mời cơm lần lượt từng nhà”.

Mong giữ được chỗ thắp hương

Hồi c̣n sinh viên, ông Ngộ sống cùng anh trai là ông Diêu, ở ngôi nhà số 69 Trần Khánh Dư, Q1, TPHCM, nơi thờ họ Phạm. Ông Diêu là giáo sư văn chương, dạy ở các trường sư phạm, văn khoa… từng in cuốn Việt Nam Văn học giảng b́nh xuất bản trước 1975. Ông Diêu đứt mạch máu năo mất năm 1982. Năm 1984, người vợ thứ hai của ông là bà Phan Thị Ninh cùng các con đi nước ngoài.

Ông Ngộ đưa cho tôi xem “Đơn xin cứu xét” của bà Ninh soạn ngày 21-3-1984, có viết: “Nay v́ tôi và các con được phép xuất cảnh ra nước ngoài, căn nhà trên, gia đ́nh tôi đă đồng ư bán lại cho người em ruột của chồng tôi là ông Phạm Văn Ngộ hiện ngụ tại 457 Xô Viết Nghệ Tĩnh, B́nh Thạnh với giá tượng trưng là 80.000 đồng (tám chục ngàn đồng) kèm theo điều kiện là chú ấy phải thay mặt gia đ́nh tôi chăm sóc phần mộ của chồng tôi và nếu sau này có sự quy hoạch lại của nhà nước, chú ấy phải đứng ra lo liệu việc dời phần mộ của chồng tôi về quê. Từ lâu, căn nhà trên là nhà thờ của hai họ Phạm và họ Phan, nên sau khi gia đ́nh chúng tôi xuất ngoại chú ấy phải tiếp tục thờ cúng ông bà hai họ”.

Theo vợ chồng ông Ngộ, họ đă thanh toán cho bà Ninh số tiền 80.000 đồng (tương đương 1 cây vàng) trước khi bà xuất cảnh.

Sau thời gian đi nước ngoài, bà Ninh đă trở lại Việt Nam và đâm đơn kiện, đ̣i lại căn nhà. Ngày 31-8-2009, Ṭa Phúc thẩm, Ṭa án Nhân dân Tối cao tại TPHCM đă tuyên rằng việc bán nhà không có sự đồng ư của các con bà Ninh bằng văn bản, nên không hợp pháp. Ông Ngộ lắc đầu nói: “Tôi vẫn c̣n giữ giấy tờ có chữ kư của các cháu trước khi xuất cảnh đồng ư bán nhà cho chúng tôi”.

Ṭa quyết định buộc ông Phạm Văn Ngộ, bà Đinh Thị Gấm và các con phải rời khỏi nhà để trả nhà cho bà Phan Thị Ninh. Thực tế, ngôi nhà 69 Trần Khánh Dư lâu nay đă là nhà thờ của họ Phạm.

V́ không đồng t́nh với bản án, ông Ngộ - bà Gấm gửi đơn lên các cơ quan T.Ư. Ngày 2-6-2011, Văn pḥng BCH Trung ương Đảng có công văn số 842-CV/VPTW gửi Ṭa án Nhân dân Tối cao, truyền đạt: “Đồng chí Thường trực Ban Bí thư nhận được đơn của Hội đồng gia tộc họ Phạm (chi phái cụ Phạm Văn Nga, thân sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chi nhánh tại TPHCM) đề nghị giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp nhà số 69 Trần Khánh Dư, phường Tân Định, quận 1, TPHCM, đă kéo dài 27 năm” và đề nghị “chỉ đạo các cơ quan hữu quan xem xét, giải quyết vụ tranh chấp nhà nêu trên theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả cho Thường trực Ban Bí thư biết”.

Ngôi nhà bề ngang 8m, dài 15 m, hiện cho thuê nửa mặt tiền bán cơm b́nh dân với giá 4 triệu đồng/tháng. Con cháu đông, làm nghề tự do, thu nhập phập phù. Ông Ngộ, ở tuổi thất thập cổ lai hy, gầy g̣, mắt kém, nói: “Thực t́nh chúng tôi không muốn ra ṭa, nguyện vọng chỉ là sao có chỗ để sống mà lo việc thờ cúng tổ tiên thôi”.

Sau khi đưa tang ông Phạm Văn Đồng ở Hà Nội, họ Phạm ở TPHCM trở về Nam, tổ chức một lễ tang riêng cho ông Phạm Văn Đồng tại nhà thờ họ số 69 Trần Khánh Dư (Q1, TPHCM). Họ cũng quyết định lập ra một chi phái mới của họ Phạm, là “Chi phái Phạm Văn Nga - thân sinh Thủ tướng Phạm Văn Đồng”, suy tôn bố của ông Phạm Văn Nga là tổ chi phái.

Tháng 9-2011
Trần Nguyễn Anh
Báo Tiền Phong
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1a.jpg
Views:	21
Size:	5.7 KB
ID:	315221  
saigon75_is_offline  
Old 09-07-2011   #2
nchristine
R1 Thường Dân
 
Join Date: Apr 2007
Posts: 22
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 18
nchristine Reputation Uy Tín Level 1
Default

Ong Pham Van Dong ba'n nuoc VietNam, thi nha tho cua ho Pham mat di cung da'ng lam roi.
nchristine_is_offline  
Old 09-07-2011   #3
ghostwhisper
R3 Hảo Kiếm Khách
 
Join Date: Jan 2007
Posts: 436
Thanks: 1
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 18
ghostwhisper Reputation Uy Tín Level 1ghostwhisper Reputation Uy Tín Level 1
Default

Bà con hăy nhớ kỹ dùm gia phả cũa gịng họ Phạm này nha. Sau khi cộng săn bị lập đỗ, chúng ta sẽ t́m đến đễ giúp că gịng họ bán nước này theo chân ông bà cũa chúng.
ghostwhisper_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.