Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 07-11-2011   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Người nông dân số một và bí quyết sống ḥa thuận với hai bà vợ

Có thể c̣n có nhiều nông dân khác “độc đáo” hơn ở miền Tây mà tôi chưa có điều kiện tiếp xúc, nên đối với tôi ông là “người nông dân số một” ở đồng bằng.

Ông từng là “kiện tướng trồng lúa”, những giống lúa kháng rầy ra đời dưới bàn tay của ông đă từng giúp nhiều cánh đồng bội thu trong thời kỳ rầy nâu thường xuyên là “sát thủ” của những ruộng lúa. Dịch heo tai xanh thường làm điêu đứng hàng trăm ngàn hộ chăn nuôi trên cả nước, nhưng đối với ông, bệnh heo tai xanh là không có ǵ đáng sợ, chỉ là “chuyện nhỏ” đối với đàn heo hàng ngàn con của ông.


Từ cách làm của ông, một nền nông nghiệp sản xuất lớn, hiện đại, an toàn đang ló dạng ở một vùng nông thôn thuộc huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Nhưng ở ông c̣n có một điều độc đáo khác mà rất nhiều người muốn “xin trang cuối”, đó là ông sống cùng một nhà với hai bà vợ rất ḥa thuận, đầm ấm, hạnh phúc trong suốt hơn 50 năm qua. Đó là ông Vơ Văn Chung (Hai Chung), chủ một trang trại nuôi heo lớn nhất tỉnh Tiền Giang ở ấp Lương Phú B, xă Lương Ḥa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.


Bức ảnh của thầy Vơ Ṭng Xuân chụp


Bây giờ, khi đến nhà ông Hai Chung, khách nh́n thấy ngay tại cửa pḥng khách tấm h́nh phóng to chụp ông ngồi giữa, hai người phụ nữ ngồi hai bên, tất cả đều cười vui rạng rỡ. Đó là tấm h́nh chụp ông Hai Chung và hai bà vợ, mà “nhiếp ảnh gia” (người chụp tấm h́nh) lại chính là giáo sư – tiến sĩ Vơ Ṭng Xuân. Thầy Vơ Ṭng Xuân vừa là bạn vừa là thầy của ông Hai Chung, mỗi lần có dịp đi công tác ngang Tiền Giang, thầy Xuân thường ghé thăm gia đ́nh ông Hai Chung, không ít lần thầy Xuân ngủ lại nhà người bạn nông dân này.


Ông Hai Chung hạnh phúc bên hai người vợ (ảnh do thầy Vơ Ṭng Xuân chụp)..

Đối với gia đ́nh, vợ con ông Hai Chung, thầy Xuân vừa như khách quư vừa như người thân trong nhà, mỗi lần thầy Xuân ghé thăm, cả nhà đều quây quần bên thầy thăm hỏi, tṛ chuyện vui vẻ.

Một lần ghé nhà thăm như thế, trong lúc vui vẻ, cao hứng, thầy Xuân đề nghị ông Hai Chung ngồi giữa, hai bà vợ ngồi hai bên để thầy chụp tấm ảnh lưu niệm. Ông Hai Chung đă sẵn sàng, nhưng hai bà vợ của ông, dù tuổi đă “cổ lai hi”, nhưng vẫn mắc cỡ, bẽn lẽn, không chịu ngồi xuống chụp h́nh chung.


Thấy vậy, các con ông Hai Chung (của cả hai bà vợ) hè nhau ấn hai má ngồi xuống hai bên ba Chung, thầy Xuân tranh thủ bấm liền mấy tấm h́nh. Trở về nhà ở An Giang, thầy Xuân cho phóng to các tấm h́nh nói trên để gửi tặng người bạn Hai Chung. Và đó là những tấm ảnh hiếm hoi chụp ông Hai Chung cùng với hai bà vợ, mặc dù họ sống chung nhà, vui vẻ ḥa thuận đă trên 50 năm. Đó cũng là tấm h́nh mà ông Hai Chung rất thích, v́ nó thể hiện sự thuận ḥa, hạnh phúc của gia đ́nh ông, nó c̣n là kỷ niệm đẹp của thầy Xuân để lại cho gia đ́nh ông.


Hai Chung sinh năm 1930, khi ông học hết lớp năm thì xảy ra sự kiện Nhật – Pháp đánh nhau, trường học ở xă Lương Ḥa Lạc đóng cửa, ông phải nghỉ học nửa chừng về nhà làm ruộng.


Là con lớn trong gia đ́nh, ông phải cáng đáng hết chuyện ruộng nương thay cho người cha theo tiếng gọi của non sông đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Rồi cha ông hi sinh dưới làn đạn của giặc Pháp ngay tại xă nhà, bỏ lại người vợ trẻ và 4 đứa con nhỏ. Thực dân Pháp qui cho cha ông Hai Chung là “phản loạn”, nên tài sản gia đình ông bị tịch thu hết, ông cùng mẹ và 3 em nhỏ phải vất vả kiếm sống qua ngày.


Là anh cả, Hai Chung phải cáng đáng hết mọi chuyện gia đình, nhờ đó mà ông đến với cây lúa, con heo khá sớm và gắn bó cả đời. Cũng v́ sớm lăn lộn vào đời, ông lập gia đ́nh khá sớm, khi chưa tới 20 tuổi. Tôi luôn ủng hộ lập luận cho rằng, một người có tài, năng lực hơn người, thường có cuộc sống t́nh ái phong phú (nhưng không có chiều ngược lại, tức những người yêu nhiều không phải bao giờ cũng có tài năng hơn người).

Ông Hai Chung là như thế, ông vừa giỏi trong chuyện làm ăn, làm giàu, mà cũng giỏi trong chuyện chứng tỏ bản lĩnh đàn ông. Không biết bằng cách nào ông đă thuyết phục được người vợ lớn đứng ra cưới cho ông cô vợ “nhỏ”. Cũng không biết bằng cách nào ông đă làm cho cô gái mới lớn Đoàn Thị Tư (nhỏ hơn ông 7 tuổi) và cả gia đ́nh cô đồng ư cho cô về làm “vợ nhỏ” Hai Chung.


Dù là cưới “vợ nhỏ”, nhưng đám cưới của ông Hai Chung với bà Tư cũng được tổ chức ŕnh rang, làm nở mày nở mặt gia đ́nh người vợ nhỏ.


Ông Hai Chung cho biết, lư do chính để ông “xin” người vợ lớn đứng ra cưới cho ông thêm người vợ nhỏ là do công việc đồng áng ở nhà quá nhiều, nếu cưới thêm người vợ, sẽ có thêm người phụ lo chuyện ruộng nương. Ngày rước dâu cô vợ nhỏ về nhà, ông xếp cho hai bà vợ ở cạnh nhau, hai buồng chung một tấm vách gỗ. “Đêm tân hôn” ông Hai Chung vẫn ngủ với bà vợ lớn, bỏ cô vợ nhỏ một ḿnh “pḥng không gối chiếc”.


Rồi đêm thứ hai, đêm thứ ba vẫn vậy, ông Hai Chung vẫn ngủ bên người vợ lớn, nghe ở buồng bên người vợ nhỏ trăn trở, khóc thút thít v́ buồn tủi. Đến đêm thứ năm hay thứ sáu ǵ đó, có lẽ người vợ lớn cũng thấy chạnh ḷng trước cảnh “có chồng mà cũng như không” của người vợ nhỏ, nên đă chủ động khuyên chồng “qua với d́ nó một đêm”.

Ông Hai Chung bên GS.TS. Vơ Ṭng Xuân.

Ông Hai Chung nói: “Đó là má nó khuyên th́ tui phải nghe, chứ kỳ thực tui không có muốn”. Vậy là, phải đợi người vợ lớn nài nỉ, ông Hai Chung mới chịu qua động pḥng với người vợ nhỏ sau ngày cưới cả tuần lễ. Giữ đúng lời hứa, tối hôm sau ông lại về ngủ với vợ lớn, và chỉ hôm nào bà vợ lớn “biểu” ông mới “miễn cưỡng” qua buồng cô vợ nhỏ.

Tuy có sự “bên đông nắng, bên tây mưa” như thế, nhưng kết quả cuối cùng th́ bà vợ nhỏ cũng sinh được tổng cộng cho ông Chung đến 6 đứa con, không thua ǵ bà vợ lớn. Nhờ có 2 bà vợ, mà mỗi lần bà này sinh con, có bà kia lo chăm sóc, nên ông Hai Chung rảnh rang lo chuyện làm ruộng, chăn nuôi. Chỉ có mỗi một lần ông phải vất vả “nuôi vợ đẻ”, đó là khi cả 2 bà sinh con cùng lúc, cách nhau chưa tới 1 tháng.


Vậy là ông phải tất tả chạy vào bệnh viện để lo bà vợ nhỏ đang đau bụng đẻ, rồi lại chạy về nhà lo thổi than cho bà vợ lớn. “Cực mà vui”, đó là cảm giác của ông Hai Chung trong những ngày tất tả lo cho 2 người vợ để giữ được tiếng thơm “Trồng trầu th́ phải khai mương - Làm trai 2 vợ phải thương cho đồng”.


Cứ thế, hai người vợ đă “chung sống hoà b́nh” bên ông Hai Chung suốt hơn nửa thế kỷ qua. Cho đến tuổi “cổ lai hi”, hai người vợ vẫn ở cạnh pḥng nhau và cạnh bên ông, xung quanh là đàn con, đàn cháu sống vui vầy, hạnh phúc.


Được Tổng thống Marcos trao thưởng


Ở Tiền Giang, ông Hai Chung là người nông dân thành công nhất, cả về trồng lúa lẫn chăn nuôi heo. Trong thời kỳ bao cấp nhiều khó khăn, lúa bị sâu rầy phá hoại mà không có thuốc phun trừ, chuyện thất bát thường xuyên xảy ra. Chính trong giai đoạn này ông Hai Chung đă nổi lên như “vua lúa giống”. Qua bàn tay ông và từ những thửa ruộng của ông, khoảng 60 tấn lúa giống kháng rầy đă được cung cấp cho bà con nông dân khắp đồng bằng, giúp tạo nên những vụ mùa bội thu.


Ông đã được Nhà nước cử đi dự hội nghị những người trồng lúa tiêu biểu trên thế giới tổ chức ở Philippine năm 1985. Tại đó đích thân Tổng thống Ferdinand Marcos đã nghe Hai Chung báo cáo thành tích trồng lúa và tặng thưởng Bằng Danh dự cho ông. Ông còn được đi tham quan vài nước khác để học tập kinh nghiệm trồng lúa, nuôi heo.


Ông Hai Chung nhận bằng khen từ Tổng thống Ferdinand Marcos.

Dù chỉ học hết lớp năm trường Tây, nhưng với tính ham học hỏi, khả năng tiếp thu và tổng hợp cao, ông đă nhanh chóng làm chủ những kiến thức nhà nông mà thầy Vơ Ṭng Xuân và những chuyên gia nông nghiệp giỏi trong và ngoài nước truyền dạy cho ông. Nhờ đó và nhờ kinh nghiệm thực tiễn phong phú, ông đang sở hữu kho tri thức về nghề trồng lúa, nghề nuôi heo mà bất cứ trường đại học, viện nghiên cứu nông nghiệp nào cũng thích thú và cần đến.

Ông là “thầy” hướng dẫn hàng trăm sinh viên các truờng Đại học Nông nghiệp khi họ đi thực tập tốt nghiệp. Không ít lần ông là “giảng viên” trên các giảng đường lớn, mà người nghe là hàng ngàn sinh viên đại học nông nghiệp.

Nhiều người được ông hướng dẫn nghề nghiệp giờ đã là Giám đốc sở, Phó Chủ tịch tỉnh… Có lẽ ông là nông dân duy nhất ở miền Tây trang bị cả kính hiển vi để đếm số tinh trùng trong tinh heo và quan sát “sức khoẻ” tinh trùng trước khi xuất bán nó cho những người chăn nuôi.


Vừa là bạn vừa là học tṛ của thầy Vơ Ṭng Xuân, mỗi khi có điều ǵ c̣n mắc mứu trong trồng trọt, chăn nuôi, ông Hai Chung điện ngay cho thầy. Bao giờ cũng vậy, thầy Xuân luôn chỉ dẫn tỉ mỉ, dễ hiểu để ông Hai Chung có thể hiểu được và áp dụng được ngay.

Được Vơ Văn Kiệt tặng heo


Hiện nay, ông Hai Chung làm chủ trang trại nuôi heo lớn nhất Tiền Giang, với hàng ngàn đầu heo. Ông Chung thường nói rằng, đàn heo trong trang trại nhà ông là của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong pḥng khách nhà ông có bộ ván nhị gỗ căm xe, là nơi cố Thủ tướng từng 2 lần ngủ lại khi đến thăm ông. Trên tường là tấm hình chụp ông Hai Chung cùng ông Võ Văn Kiệt (lúc ấy là Bí thư Thành ủy TP. HCM) lội ruộng coi cấy lúa ở xă Lương Ḥa Lạc.


Thuở ấy, cuối thập niên 1970, đồng bằng sông Cửu Long liên tục mất mùa vì rầy nâu phá hoại, ông Hai Chung với truyền thống và kinh nghiệm gia đình có 3 đời làm ruộng, cùng sự giúp đỡ của các nhà khoa học ở Đại học Cần Thơ, đã lai tạo được các giống lúa kháng rầy.


Ông Hai Chung cùng Vơ Văn Kiệt lội ruộng xem nông dân cấy lúa.

Trong vòng 3 năm, từ các thửa ruộng của ông, gần 60 tấn lúa kháng rầy đã được cấp phát không cho nông dân, các nông trường khắp miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Các đội thanh niên xung phong TP. HCM đã được ông tặng và sử dụng hiệu quả số lúa giống này. Đích thân Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt đã đến Chợ Gạo để xem cách làm ruộng của Hai Chung và ngủ lại nhà ông.

Ông đă có 1 đêm hầu chuyện, tŕnh bày với ông Vơ Văn Kiệt những kinh nghiệm trồng lúa, cũng như hoài băo về một nền sản xuất hiện đại, an toàn… Sau đó, Hai Chung được ông Võ Văn Kiệt mời về TP. HCM hướng dẫn cho nông dân ngoại thành trồng giống lúa mới.


Khi xong việc trở về Chợ Gạo, ông Võ Văn Kiệt đã tặng Hai Chung cặp heo giống mà ngành nông nghiệp TP. HCM mới nhập từ nước ngoài, đích thân Giám đốc Ty Nông nghiệp TP. HCM lúc đó đem heo đến tận Chợ Gạo trao tặng cho Hai Chung. Đó là cơ duyên để “vua lúa giống” Hai Chung trở thành “vua nuôi heo” sau này.

Khi đã ra nhận trọng trách ở Hà Nội, trong 1 lần đi công tác miền Tây về ngang, ông Võ Văn Kiệt đã “lén” lãnh đạo tỉnh Tiền Giang ghé thăm và ngủ lại nhà Hai Chung. Lănh đạo tỉnh Tiền Giang lúc đó đă một phen lo lắng v́ không biết Phó Thủ tướng Vơ Văn Kiệt đêm đó đi đâu, ngủ lại đâu. Sau đó Hai Chung bị “rầy” vì tiếp khách VIP không đúng nguyên tắc.


Từ 2 con heo giống quý hiếm ấy, Hai Chung nhân ra thành đàn. Đến khi Nhà nước có chủ trương cho lập trang trại, ông là người đầu tiên ở Tiền Giang mạnh dạn đầu tư lập trại heo tư nhân, phát triển dần lên cho đến hôm nay.


Hai Chung không giấu nghề, cách nuôi heo an toàn, mau lớn được ông chỉ dẫn tận tình cho nhiều bà con trong xã, huyện. Thế nhưng, do hầu hết hộ chăn nuôi ở đây đều nhỏ lẻ, không đủ điều kiện áp dụng các biện pháp tiên tiến, nên họ chăn nuôi không an toàn, dễ bị tổn thương mỗi khi có dịch bệnh. Đó là điều ông Hai Chung luôn trăn trở, ông luôn muốn làm một cái ǵ đó để giúp bà con, nhưng chỉ có thể dừng lại ở mức hỗ trợ heo giống sau khi hết dịch để bà con gây lại bầy heo, tiếp tục nghề chăn nuôi.

Theo ông, chỉ ở tầm quản lư nhà nước, những cơ quan có trách nhiệm mới có thể vận động, tổ chức cho bà con tập hợp vào qui tŕnh chăn nuôi lớn, hiện đại, an toàn… “Đó là việc lớn, khó khăn, nhưng trước sau ǵ cũng phải làm, như các nước đă làm, nếu như muốn đi lên nền sản xuất lớn, tiên tiến” – ông Chung nói.

...
Attached Images
 
tonycarter_is_offline  
Old 07-11-2011   #2
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default

...

Thách thức dịch heo tai xanh

Suốt những tháng giữa năm 2010, dịch heo tai xanh đã hoành hành tại tỉnh Tiền Giang, hàng chục ngàn heo bệnh đã bị tiêu hủy, hàng ngàn hộ chăn nuôi phải gánh chịu hậu quả. Xã Lương Hòa Lạc – huyện Chợ Gạo là “tâm bão” dịch bệnh heo tai xanh của tỉnh Tiền Giang và cả miền Tây. Hầu hết các hộ nuôi heo trong xã đều bị dịch bệnh tấn công, nhiều người bỗng chốc trắng tay.


Thế nhưng trang trại nuôi heo lớn nhất tỉnh Tiền Giang có tên Hai Chung, với số heo lên đến hàng ngàn con, vẫn cứ ung dung thách thức dịch heo tai xanh, dù trang trại nằm ngay giữa tâm dịch.


Do Tiền Giang là tỉnh xuất hiện dịch heo tai xanh sớm nhất đồng bằng và chịu hậu quả nặng nề nhất của mùa dịch năm 2010, nên đích thân Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, lãnh đạo Cục Thú y đều đã vào đây để khảo sát tình hình và chỉ đạo chống dịch. Thế nhưng dịch bệnh vẫn cứ hoành hành kéo dài. Hàng ngàn hộ nuôi heo đang điêu đứng, đối mặt với mất vốn, nợ nần…


Một ngày tháng 9/2010, khi dịch heo tai xanh vẫn đang hoành hành ở Tiền Giang, tôi đã đến xã Lương Hòa Lạc – huyện Chợ Gạo, nơi được xem là “rốn” dịch. Hình ảnh của “đại dịch” thấy rõ qua các chốt kiểm dịch dã chiến dựng lên nhiều nơi dọc các ngă đường và những dãy chuồng heo trống vắng nằm bên đường.


Điểm đến của tôi là trang trại của ông Võ Văn Chung ở ấp Lương Phú B. Đang cuối giờ chiều, ông Hai Chung ngồi nhậu với những người làm công của ḿnh.


Trang trại của ông rộng 1,6 ha, có gần 20 người làm công, nuôi 50 heo nọc, hơn 200 heo nái và hơn 1.000 con heo thịt. Mặc cho dịch bệnh đang bùng phát xung quanh, tất cả heo trong trang trại của ông đều khỏe mạnh, ăn uống b́nh thường, sinh đẻ đúng “kế hoạch”. Tôi hỏi thẳng ông: “Chống dịch như chống giặc, sao chú lại ung dung ngồi nhậu?”.


Ông Hai Chung trước trang trại chăn nuôi của ḿnh.

Ông Hai Chung cười khà giải thích: “Đang có dịch heo tai xanh trong vùng, tôi không cho anh em la cà nhậu nhẹt ở quán tiệm nhằm tránh lây mầm bệnh. Bữa nay là chiều thứ bảy, anh em thường “lai rai cuối tuần”, tui đãi anh em nhậu tại chỗ, mồi nhậu là gà, cá nuôi trong trang trại, không có bất cứ thứ gì mang từ chợ về, đó là cách tôi chống lây dịch bệnh heo tai xanh”.

Đó chỉ là 1 trong hàng trăm biện pháp ông Hai Chung tuân thủ nghiêm ngặt nhằm bảo vệ an toàn đàn heo trong trang trại trước dịch bệnh. Nhờ có diện tích rộng, trang trại của ông được cách ly hoàn toàn với bên ngoài bởi tường rào cao và hành lang cây xanh. Nguồn thức ăn cho heo, thuốc thú y các loại đều được xe nhà của ông chở trực tiếp từ hãng sản xuất, nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh qua thức ăn, qua thuốc thú y được loại trừ.


Nguồn nước ông sử dụng cho chăn nuôi, sinh hoạt đều lấy từ giếng khoan tại chỗ; lương thực, thực phẩm cho người cũng vậy, được trữ từ lâu hoặc sản xuất tại chỗ. Hầu như chẳng có thứ ǵ sử dụng trong trang trại được mua từ chợ về… Người, xe các loại khi vào trang trại đều được sát trùng nghiêm ngặt. Người làm công khi vào đây phải thay đồ bảo hộ lao động đã được tiệt trùng. Ngay cổng vào trang trại có một bể nước lớn pha thuốc sát trùng, tất cả xe cộ đều phải “lội” qua để vào trang trại.

Đó là vòng ngoài, còn trong các trại nuôi heo, chế độ phòng dịch càng nghiêm ngặt hơn. Ông Chung có riêng nhân viên thú y chuyên lo tiêm phòng cho riêng đàn heo của ông, được trả lương cao, nhưng không được đi tiêm pḥng cho bất cứ nơi nào khác.

Theo ông, cán bộ thú y tiêm chích tràn lan hết nhà này tới nhà khác là 1 trong những nguyên nhân chính làm cho dịch bệnh lây lan nhanh. Tất cả chuồng heo trong trang trại đều là nhà sàn xi măng cao ráo, được xây tường cao, bên trên c̣n được che tấm vải nhựa để pḥng “gió độc”, nó chỉ được kéo lên lúc buổi trưa nóng nực. Mỗi ngày ông đều cho xịt thuốc sát trùng khắp chuồng trại và hành lang xung quanh 50 mét.


Mỗi đêm, vào lúc đàn heo ngủ ngon nhất, đích thân ông Chung xách đèn pin đi khắp chuồng trại. Con heo nào không ngủ được cứ ục ịch đi tới đi lui, hoặc ngủ trong tư thế lạ, đó là dấu hiệu heo không được khỏe, ông làm dấu bằng nước sơn để sáng hôm sau bắt nuôi cách ly, theo dõi riêng.


Ông Chung cho biết, ông áp dụng quy chuẩn trang trại ở các nước có nền chăn nuôi tiên tiến mà ông có dịp đi học tập. Các con cháu của ông cũng thường xuyên lên mạng để cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, nhờ vậy mà những phương pháp hiện đại nhất trong chăn nuôi heo đều được ông áp dụng, nếu như nó không quá cao siêu, tốn kém ngoài hiểu biết và điều kiện kinh tế của gia đ́nh ông.


Ông khiêm tốn cho rằng, dịch heo tai xanh đang hoành hành khắp nơi không phải là không có ảnh hưởng đến trang trại của ông, nhưng chỉ ảnh hưởng ở mức kiểm soát được, không gây thiệt hại lớn. Ảnh hưởng rơ nhất là đàn heo của ông ngày càng lớn mà không bán được hoặc phải bán với giá rất thấp (điều ông không bao giờ chấp nhận). Lứa heo thịt lớn nhất lúc tôi đến đã lên đến 1,4 tạ/con.

Heo càng lớn thì khi bán người nuôi phải chịu “bù phụ trội” càng nhiều theo thông lệ. Như đă nghiên cứu, làm chủ được t́nh h́nh, ông tính rằng, dịch heo tai xanh kéo dài nhiều nhất là 3 tháng, lứa heo lớn nhất của ông khi đó có thể đạt gần 2 tạ, khi bán sẽ chịu ít nhiều thiệt hại. Nhưng bù lại, khi dịch bệnh đã đi qua, nguồn heo trong xă hội giảm nhiều, giá heo sẽ tăng cao theo quy luật cung cầu.
Còn với bầy heo nái, do đang có dịch nên khó bán heo con, ông để lại nuôi hết, khi dịch bệnh vừa đi qua cũng là lúc lứa heo con này đến thời kỳ “xuất chuồng”, nó sẽ đem lại hiệu quả lớn cho ông. C̣n bầy heo nọc của ông thì vẫn cho tinh, tinh heo từ trang trại Hai Chung được tiêu thụ khắp đồng bằng, nên vẫn bán được ở những tỉnh không bị dịch, tuy số lượng bị giảm đáng kể. “Nói chung là có thiệt hại, nhưng chỉ làm giảm lời, chứ không lỗ. Bù lại tôi sẽ gỡ khi dịch bệnh đi qua”, ông Chung nói.

Gừng càng già càng cay


Khi lần đầu tiên gặp ông Hai Chung, tôi không thể ngờ ông đă bước qua tuổi 81. Cơ thể ông vẫn chưa mất nét cường tráng của một thời thanh xuân là lao động chính trong gia đ́nh, giọng nói oang oang, ăn nhậu vẫn “xả láng”…


Ở tuổi 81, ông đă tạo dựng cơ ngơi khá lớn để lại cho con cháu cả 2 “ḍng”, các con ông dù con của vợ lớn hay vợ nhỏ đều được ông cho ăn học, dạy dỗ chu đáo, lớn lên đứa nào cũng nên người, có công ăn việc làm ổn định, cuộc sống khá giả.


Trang trại chăn nuôi mà ông dồn bao công sức, tâm huyết để gây dựng nên như ngày nay, đang được các con ông tiếp nối phát triển. Các con, các cháu nội ngoại của ông đều được học hành đến nơi đến chốn, hứa hẹn sẽ tiếp nối sự nghiệp của ông ở một tầm cao hơn. Ông tin tưởng, tuổi trẻ với nhiều kiến thức mới sẽ phát triển trang trại lên tầm mức mới, hiện đại và chất lượng hơn, không thua ǵ mô h́nh chăn nuôi ở các nước tiên tiến.


Ông vẫn yêu thương, trân trọng hai người vợ như thuở ban đầu, hai bà vẫn ở hai buồng cạnh nhau, ông vẫn “làm trai hai vợ phải thương cho đồng”. Ông Hai Chung còn có một thứ tài sản vô cùng quí giá mà không phải người giàu nào cũng có, đó là sức khỏe. Ông c̣n có thể lao động chân tay hàng giờ, chạy xe jeep hàng trăm cây số thăm bạn bè, tửu lượng còn được “hơn 2 xị”…


Ông đưa tôi đi thăm khắp trang trại, nơi đâu cũng trên chuồng th́ đầy heo, dưới ao đầy cá, khắp trang trại rộng hàng hecta trồng đầy cây trái, rau xanh, vừa làm trong sạch môi trường, vừa giúp tự túc trái cây, rau xanh cho gia đ́nh ông. Dễ có mấy ai được sống một cuộc đời phong phú, đầy đặn, khỏe mạnh, hạnh phúc như ông.


Thế nhưng, khi hỏi ông về bí quyết sống ḥa thuận với hai bà vợ, ông thành thật khuyên tôi không nên học tập chuyện “lập pḥng nh́”, v́ thú vị th́ có thú vị, nhưng vất vả, cơ cực cũng nhiều. Một người đầy nghị lực, lắm tài như ông mà c̣n than chuyện “làm trai hai vợ phải thương cho đồng”, th́ trách chi những kẻ chẳng có tài cán ǵ hơn người mà đèo bồng chuyện “kiếm thêm”, cuối cùng làm đổ vỡ cả hạnh phúc gia đ́nh!



PV
(PNT)
tonycarter_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.