Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 06-15-2011   #1
adams
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
adams's Avatar
 
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1
Default Hải quân TQ xác quyết chủ quyền ở những vùng biển đang tranh chấp

ĐIỂM BÁO THỜI SỰ RFI:
Wed, June 15, 2011

Biển Đông và tham vọng bá quyền của Trung Quốc


Với ḍng tựa « Biển Đông dậy sóng » và bức ảnh hai lính hải quân Việt Nam đang đi tuần pḥng trên đảo Trường Sa, Libération hôm nay tiếp tục phân tích t́nh h́nh căng thẳng đang diễn ra giữa các nước bên bờ Biển Đông.

Tờ báo nhận định, đây là một vùng biển chất chứa những tranh chấp lănh hải và tham vọng bá quyền. Tờ báo cũng nhắc lại, đợt căng thẳng mới này bắt đầu từ cuối tháng 5. Khi ấy, ba tàu Trung Quốc đă phá hủy thiết bị của một tàu thăm ḍ thuộc tập đoàn dầu hỏa Petrovietnam. Và lúc đó, Hà Nội đă tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lănh hải trong phạm vi 200 hải lư của Việt Nam. Vụ việc đă khiến nhiều người Việt Nam xuống đường biểu t́nh chống chính quyền Bắc Kinh. Theo Libération, thường th́ Hà Nội không chấp nhận biểu t́nh, nhưng lần này đă để tự do cho làn sóng dân tộc chủ nghĩa chống học thuyết bành trướng của Trung Quốc.

Libération đánh giá, tranh chấp này không phải là mới mẽ ǵ đối với « hai huynh đệ cộng sản trong thế kẻ thù » này. Năm 1974, Bắc Kinh đă chiếm Hoàng Sa, rồi năm 1988, hải quân hai bên đánh nhau khiến hơn 70 quân nhân Việt Nam thiệt mạng.

Hôm thứ hai, Hà Nội đă cho tiến hành tập trận bắn dạn thật trên biển. Bộ ngoại giao Việt Nam cho biết, đó « chỉ là cuộc tập trận thường niên ». Hôm qua, theo Libération, như để gửi một thông điệp kiên quyết đến Trung Quốc, Việt Nam đă ban hành lệnh miễn gọi nhập ngũ thời chiến.

Các nước bắt đầu phản ứng mạnh

Không chỉ Việt Nam phản ứng mạnh, mà các nước nhỏ khác có liên quan tranh chấp cũng rất kiên quyết. Đài Loan dự định cho triển khai tàu phóng tên lửa trên Biển Đông. Philippines đă phản đối lên Liên Hiệp Quốc về hành động xâm phạm của hải quân Trung Quốc. Manila cũng vừa đặt tên biển này theo cách của ḿnh : « Biển Tây Philippines ». Nước này cũng kêu gọi sự can thiệp của Mỹ. Về phần ḿnh, Hà Nội muốn giải quyết vấn đề theo nguyên tắc đa phương, và cũng đă kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế.

Trung Quốc vẫn hành xử dựa trên vũ lực

Thế nhưng, Trung Quốc lại muốn theo nguyên tắc song phương, phản đối sự can thiệp của các quốc gia mà nước này cho là không liên quan. Hôm qua, một lần nữa, để hạ nhiệt căng thẳng, Bắc Kinh đă khẳng định : « Chúng tôi sẽ không dùng và không đe dọa sử dụng vũ lực ».

Dù đường lối chính thức của Trung Quốc là « Trỗi dậy ḥa b́nh », nhưng theo Libération, hành động luôn chứng minh điều ngược lại. Nước này mỗi năm đều tăng ngân sách quốc pḥng. Quân đội nước này đang phát triển theo hướng « không phải chỉ để tự vệ ».

Tờ báo nhắc lại, cách đây vài tháng, khi bộ trưởng quốc pḥng Mỹ Robert Gates đến thăm Bắc Kinh, th́ h́nh ảnh một máy bay tàng h́nh Trung Quốc được đăng tải trên báo chí chính thống của nước này. Một chuyên gia quân sự nhận định « Máy bay tàng h́nh chỉ phục vụ cho một điều thôi, đó là tấn công, chứ không phải tự vệ ».

Nhận định này cũng có giá trị đối với trường hợp của hàng không mẫu hạm Thi Lang (Shi Lang) của Trung Quốc. Từ vài tuần nay, hàng không mẫu hạm này đă sẵn sàng ra khơi sau 13 năm chuẩn bị. Với Thi Lang, Trung Quốc có thể tuần tra không phận trên những vùng đang tranh chấp như Trường Sa chẳng hạn.

Tổng tư lệnh của Mỹ tại Thái B́nh Dương, tướng Bob Willard, nhận định : « Hàng không mẫu hạm này sẽ thay đổi căn bản phương thức hành động của Trung Quốc trong khu vực ». Tuy nhiên theo ông, Thi Lang chưa đủ sức gây quan ngại cho Hoa Kỳ.

Trung Quốc hạ giọng

L’Humanité cũng quan tâm đến t́nh h́nh Biển Đông với bài viết « Căng thẳng tại Biển Đông ».

Tờ báo cho biết, dầu hỏa và tranh chấp chủ quyền lănh hải đang khuấy động Biển Đông, và từ nhiều ngày nay, đây là nơi diễn ra cuộc tranh căi dữ dội giữa Trung Quốc, Việt Nam và những nước khác trong khu vực. Hôm thứ hai, Việt Nam đă cho diễn tập quân sự trên biển này.

Tờ báo cho rằng, bên cạnh chủ quyền, xích mích c̣n do vị trí địa chiến lược của hai quần đảo: trữ lượng dầu hỏa và khí đốt dồi dào, và là tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Châu Á và Ấn Độ Dương.

L’Humanité cũng nhắc lại, hồi cuối tháng 5, Hà Nội đă tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền khi phá hoại thiết bị một tàu thăm ḍ dầu hỏa của Việt Nam. Rồi mới thứ năm rồi, một vụ tương tự lại xảy ra. Lần này, Hà Nội cho rằng, đó là « một vụ tấn công được tính trước », trong khi Bắc Kinh bảo hành động phía Việt Nam là « xâm phạm chủ quyền ».

Đă hai tuần liền, nhiều người Việt Nam xuống đường biểu t́nh chống Trung Quốc. Hôm qua, thủ tướng Việt Nam lại kư nghị định miễn nhập ngũ trong thời chiến. Philippines th́ quyết định đổi tên vùng biển đang tranh chấp theo kiểu của ḿnh.

Trước làn sóng phản đối này, hôm qua, Bắc Kinh toan làm hạ nhiệt căng thẳng khi tuyên bố sẽ không dùng vũ lực trên Biển Đông.

« Việt Nam quyết chống lại tham vọng của Trung Quốc »

Đó là nhận định của tờ La Croix về quan hệ Việt-Trung và phản ứng của Việt Nam trước anh bạn láng giềng khổng lồ này. « Sự tham ăn của gă khổng lồ Trung Quốc » đang gây quan ngại tại vùng Đông Nam Á. Các nước phản ứng ngày càng mạnh. Việt Nam cũng vừa cho tập trận bắn đạn thật trên biển trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước liên tiếp leo thang trong mấy ngày qua.

Tờ báo nhận định, do trữ lượng dầu hỏa và vị trí hàng hải chiến lược, nên nhiều nước đă tuyên bố chủ quyền một phần hay toàn bộ các vùng đảo. Thế nhưng, tranh chấp gây chú ư nhất là giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tờ báo này cũng nhắc lại sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa hồi năm 1974, và việc đụng độ của hải quân 2 nước hồi năm 1988 tại Trường Sa khiến hơn 70 lính Việt Nam thiệt mạng.

La Croix nhấn mạnh, sự lớn mạnh về quân sự và việc Trung Quốc yêu sách hầu hết diện tích Biển Đông đă làm dấy lên lo ngại về sự bá quyền của Trung Quốc trong khu vực. Mỹ đă lên tiếng bày tỏ quan ngại và kêu gọi giải pháp ḥa b́nh.

La Croix kết luận: Được Hoa Kỳ chia sẻ lo lắng, Việt Nam phản ứng mạnh với mục tiêu cảnh báo cho Trung Quốc những giới hạn mà Bắc Kinh không thể vượt qua.

Hải quân Trung Quốc xác quyết chủ quyền ở những vùng biển đang tranh chấp

Theo tờ New York Times hôm nay, Hải quân Trung Quốc đang cố gắng xác quyết chủ quyền ở những vùng biển đang tranh chấp. Theo tờ báo này, h́nh ảnh các chiến hạm Trung Quốc chạy giữa các đảo của Nhật Bản trên vùng biển Thái B́nh Dương để tham gia tập trận ở Thái B́nh Dương đă nhanh chóng lan truyền vào tuần trước, khiến Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật phải bày tỏ mối « quan ngại nghiêm trọng ».

New York Times nhắc lại là trong những tuần qua, Việt Nam, Philippines và cả Nhật Bản đều đă bày tỏ mối quan ngại hoặc chính thức phản đối về những hành động trên biển của Trung Quốc.

Theo các giới chức Mỹ, một trong những mục tiêu chính của Hải quân Trung Quốc là hiện đại hóa để có thể hoạt động tại một khu vực mà cho tới nay Mỹ vẫn chiếm thế thượng phong, đó là vùng biển Tây Thái B́nh Dương, tức là phía Đông các đảo của Nhật Bản, Đài Loan và Philippines.

Tờ New York Times trích lời Lyle Goldstein, một giáo sư thuộc Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, thuộc Học viện Hải chiến Mỹ, dự báo là các cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc tại khu vực này sẽ trở nên thường xuyên hơn, nhất là khi mà Bắc Kinh đưa vào sử dụng hàng không mẫu hạm.

Bộ Quốc pḥng Trung Quốc vào tuần trước khẳng định rằng những chiến hạm Trung Quốc được nh́n thấy giữa các đảo Okinawa và Miyako hoạt động đúng theo công pháp quốc tế, với mục đích là mở một cuộc « huấn luyện » thông thường, « theo kế hoạch huấn luyện hàng năm » của quân đội Trung Quốc.

Nhưng vào thứ sáu tuần trước Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Toshimi Kitazawa cho biết là kể từ năm 2008, ngày càng có nhiều hoạt động của các chiến hạm Trung Quốc ở vùng biển Okinawa. Vào tháng 4 năm ngoái, một hạm đội hùng hậu của Trung Quốc đă đi ngang qua gần đảo Okinawa. Khi một trong hai khu trục hạm của Nhật bám theo hạm đội Trung Quốc, một trực thăng của Trung Quốc đă bay cách tàu này rất thấp.

Bernard D. Cole, một cựu sĩ quan Hải quân Mỹ giảng dạy tại Học viện Hải chiến cho biết ông nghe nói là Hải quân Trung Quốc đang t́m cách nắm quyền kiểm soát đối với cả các tàu ngư chính và các lực lượng tuần duyên khác.

Trong những năm gần đây, các tàu loại này đă là trung tâm điểm các vụ đụng độ trên Biển Đông. Theo các quan chức ngoại quốc và các nhà phân tích, các vụ va chạm trên Biển Đông năm nay có nguy cơ dẫn đến xung đột quân sự.

Thanh Phương, Lê Phước
(trích: RFI)
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1a.jpg
Views:	8
Size:	9.7 KB
ID:	293861  
adams_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.