Go Back   VietBF > Funny Boxes > Crimes News | Tin Hình Sự

 
 
Thread Tools
Old 04-10-2011   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Trần tình của Đại ca “đá đỏ” chốn sơn lâm

Để tranh giành lãnh địa, nhiều cuộc thanh trừng rúng động đã diễn ra, nhiều đại ca cũng nhờ thế mà lấy được số má cho mình. Trong số đó, dân anh chị lúc bấy giờ vẫn nể mặt một đại ca “làng”, dáng nhỏ con nhưng độ lỳ lợm thì không ai sánh nổi. Đó là Phan Bá Giang, một đại ca dân bản địa, sự giàu có về của nả và thoáng đãng trong mức độ ăn chơi đã nhanh chóng khiến cho không ít kẻ hợm hĩnh phải bái phục.

Những năm 90 của thế kỷ XX, nhắc đến đá đỏ (ruby) Quỳ Châu, không chỉ ở Nghệ An mà khắp nơi trong cả nước, đặc biệt là đại ca giang hồ tứ chiếng từ Nam chí miền Bắc đều không ai là không biết bởi cơn sốt đá quý này đã trở thành ký ức hãi hùng mãi đến tận ngày hôm nay. Cùng với hàng nghìn phu đá lương thiện, vùng đất này đã quy tụ hàng trăm giang hồ giành số má và giành luôn cả miếng cơm manh áo của những người khốn khổ khác.

Trong giới giang hồ, xưa nay vẫn thường lưu truyền câu ca, cũng là cách nhắc nhở nhau để không “phạm thượng” với những điều giới nghiêm, ấy là “nhất phá sơn lâm, nhị đâm hà bá”. Dù có ngang ngược đến đâu thì việc xâm phạm đến hai phạm trù giang sơn và hà bá, tay anh chị trong giới ăn chơi đều liệt vào những điều kiêng kị. Điều này cũng tương tự như thể lời nguyền. Nhưng với Phan Bá Giang thì lại khác, để khẳng định được vị thế của mình trong giới xã hội đen, gã đã tàn phá tan nát cả một vùng giang sơn hà bá. Chặt phá rừng, buôn bán lâm sản rồi chuyển sang đào đãi, cướp bóc đến buôn bán đá đỏ chính là những việc làm mà gã thực hiện để ghi danh, lấy số.

Từ ông chủ lâm tặc…

Phan Bá Giang sinh năm 1964 ở xã Trung Sơn, huyện Đô Lương. 20 tuổi, vì cuộc sống quá khó khăn, gã theo gia đình lên miền rừng núi Châu Bình, huyện Quỳ Châu để sinh cơ lập nghiệp. Ở vùng đất mới chỉ toàn rừng với núi, ngoài việc cùng với người thân khai khẩn đất hoang phát triển kinh tế, gã còn mở thêm một tiệm may nho nhỏ để tăng thêm thu nhập. Tuy vậy, cuộc sống nơi xứ người cũng không khấm khá hơn ở quê cũ là bao, điều này khiến cho chàng trai trẻ Phan Bá Giang không khỏi phiền lòng, nhất là giờ đây gã gần như là lao động chính, gánh vác cho cuộc sống của cả đại gia đình. Thế rồi, trong cơn khốn khó, một bữa đi kiếm củi thấy nhiều người vào rừng đốn gỗ mang về xuôi bán, thu nhập cao gấp trăm lần so với cái máy khâu cũ kỹ mài mòn đũng quần, gã quyết chí lên non một chuyến.

Danh bất hư truyền, đúng như người ta đồn đại, gã đã nhanh chóng có khối tiền với việc chặt hạ cây rừng ngay sau chuyến đầu tiên. Vậy là, Phan Bá Giang bỏ hẳn nghề may, vác rìu, mang đồ nghề vào rừng đốn hạ, xẻ gỗ mang đi bán. Tích cóp được ít vốn, gã thuê người làm, còn mình thì làm nhiệm vụ điều tiết, và gã nghiễm nhiên trở thành ông chủ, chỉ huy cả đội quân hùng hậu chuyên khai thác, vận chuyển gỗ lậu. Chẳng bao lâu, với công việc bất chính này, gã đã có trong tay số tiền khổng lồ, muốn gì chỉ cần vung tiền là được tất, kể cả việc thu phục những “tay anh chị” nơi chốn sơn cùng thủy tận về dưới trướng.

Cái tên Giang “lâm tặc” đã bắt đầu được lưu truyền, và nhiều người biết đến. Có thời điểm, thuộc hạ của gã trấn giữ cả một vùng đất rừng rộng lớn, từ huyện Quỳ Hợp kéo dài đến hết đất Quỳ Châu, với “vùng giới nghiêm” ước tính lên đến hàng trăm kilômét vuông. Từ một gã quê mùa vô danh tiểu tốt không đồng xu dính túi, gã đã có trong tay hàng tỷ đồng, trở thành đại gia phố núi. Phan Bá Giang nhớ lại, ngày ấy rừng đang bạt ngàn nên các loại gỗ quý cũng nhiều vô kể. Vừa “đại ca”, lại gắn mác “đại gia” nên việc trấn giữ địa bàn và khai thác của gã dễ như vào chốn không người.

Để tránh không bị kẻ khác xâm lấn địa bàn, gã chỉ đạo đàn em vào các cánh rừng giàu tài nguyên rồi đánh dấu chủ quyền. Từ lâm tặc đến dân bản địa, hễ thấy chỗ nào có ám hiệu của Giang “lâm tặc” thì chỉ còn nước cuốn gói đồ nghề đi tìm cánh rừng khác. Cứ như thế, trong một thời gian khá dài, Phan Bá Giang bá chủ cả một vùng sơn cước rộng lớn, nổi tiếng trong giới ăn chơi với việc đốt tiền như nước.


Anh Phan Bá Giang

… Đến ông trùm buôn đá quý

Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, có một sự kiện mà không chỉ người dân Nghệ An mà khắp nơi trong cả nước đều biết đến, đó là vấn nạn đá đỏ (ruby) Quỳ Châu. Xã Châu Bình nơi Phan Bá Giang làm đại bản doanh là tâm điểm của cơn khát đá đỏ thời kỳ này. Người từ khắp nơi tứ chiếng nườm nượp đổ xô về xã Châu Bình để nuôi khát vọng mơ giấc mơ đổi đời. Ban đầu, vì công việc hiện tại đang diễn ra xuôi chèo mát mái nên gã không đoái hoài đến, nhưng cuộc đời của gã cũng rẽ ngang theo cơn sốt ruby ấy khi hai đứa em gái nhặt được hai cục đá màu hồng bằng đầu ngón tay, gã mang đi bán được hơn tỷ đồng, bằng cả năm gã đốn hạ gỗ quý trên rừng.

Chuyển nghề từ khai thác gỗ lậu, Phan Bá Giang lao vào đào đãi rồi buôn bán đá đỏ. Sẵn có chút vốn trong tay từ buôn bán gỗ, gã tuyển mộ công nhân, mua lãnh địa để tìm kiếm cơ may. Cùng với khai thác, gã còn vung tiền gom hàng của những người may mắn rồi mang ra Hà Nội bán lại kiếm lời, mỗi chuyến như thế ít nhất gã cũng kiếm được cả trăm triệu đồng. Thời gian đầu, gã làm ăn rất được, phất lên như diều gặp gió. Đến độ, sau một thời gian ngắn, gã đã hùn vốn mở được cửa hàng kinh doanh vàng bạc lớn nhất miền Tây Nghệ An lúc bấy giờ.

Cũng từ đấy, cái biệt danh Giang “lâm tặc” đã chẳng còn ai nhớ đến, điều khiến người ta nghĩ ngay khi nhắc đến gã là một ông trùm trong việc buôn bán đá đỏ. Khi tài sản trong tay quá lớn (hơn 3 tỷ đồng của những năm 1990 - 1991), Phan Bá Giang tin là mình có tiêu pha cả đời cũng không hết nên đã ngây ngô tìm đến các sới bạc để giải khuây và đây chính là vết trượt dài mà gã vấp phải. Lao vào canh bạc đỏ đen, chỉ chưa đầy năm sau, khối tài sản khổng lồ trong tay gã lần lượt ra đi, tiệm vàng dẹp nốt cũng là thời điểm mà “cơn lốc” đá đỏ dần đi qua.

Lúc này, khi tay trắng đôi tay, gã mới sực tỉnh, muốn bắt đầu lại từ đầu nhưng tất cả đã muộn màng. Còn lại đúng 1 kg vàng mà bố mẹ cất giữ được, gã quyết tâm sám hối bằng cách mang ra tiệm bán, lấy tiền để cưới vợ với hy vọng, có gia đình, có thêm người lo, gã sẽ tu thân lập nghiệp. Nhưng cuộc sống không dễ thở như gã nghĩ, sống giữa vùng “loạn”, lại bị bạn xấu rủ rêm kích bác, gã lại sà vào chiếu bạc cho đến khi trong nhà chẳng còn vật dụng nào đáng giá.

Lúc này, mọi khuyên bảo của người thân như thể đổ thêm dầu vào lửa, gã không đủ kiên nhẫn để đào đãi đá ruby, thay vào đó là tổ chức cướp bóc để kiếm tiền thỏa mãn trò đỏ đen. Lúc này, “công trường đá quý” dù không nhộn nhịp như trước nhưng vẫn có không ít kẻ lén lút đào đãi đá quý trong núi, và thi thoảng gã lại thấy một vài người lấm lét ra đường vẫy xe về xuôi. Nhưng lúc như thế, gã đã lặng lẽ bám theo, đến đoạn đường vắng lao ra uy hiếp để cướp của. Sau một vài phi vụ, Phan Bá Giang gặp cớm thực sự. Lần ấy, gã đang tính sổ với một phu đá quý thì bị tên này gọi đàn em đến chơi lại cho một trận đòn nhừ tử. Sau bận ấy, gã khiếp hồn, bỏ về quê cũ ở huyện Đô Lương để dưỡng thương.

Và phục thiện nhờ rừng

Tại quê nhà, trong những lần lang thang, gã vô tình nghe lỏm được câu chuyện làm giàu từ cây rừng của một số cán bộ Lâm trường Đô Lương. Câu chuyện rời rạc, nhưng những ngôn từ như trồng cây, chăm sóc và giàu lên nhờ cây rừng đã in sâu vào tâm trí Phan Bá Giang. Nghĩ về tài nguyên rừng núi bạt ngàn ở quê, gã sực tỉnh. Được một người miền xuôi tốt bụng mang cho cuốn sách “Giáo trình kỹ thuật lâm sinh”, gã hăm hở mang về quê và bắt đầu công cuộc làm lại cuộc đời, trả nghĩa với rừng xanh. Năm ấy, gã vừa tròn 30 tuổi, và cũng là dịp đánh dấu chặng đường 10 năm bước chân vào chốn ăn chơi trác tán.

Với chưa đầy 100.000 đồng trong tay, Phan Bá Giang bắt đầu công cuộc tái thiết rừng xanh bằng việc đi mua hạt giống về ươm, rồi làm thủ tục xin chính quyền được phép khoanh nuôi, trồng mới hàng trăm ha đồi trọc, mặc cho bố mẹ và nhiều người không thực sự tin tưởng. Lặng lẽ, cây cuốc trên vai, con dao trong tay, gã cùng vợ xách cây kiềng ba chân cùng với một cái nồi, vài cái bát sứt mẻ xin được đi về phía khu rừng đầy lau lách mênh mông.

Với một người từng tiêu tiền tỉ không tiếc tay như gã, đây thực sự là những ngày thử thách cam go nhất. Nơi ở của cả gia đình là một cái lán dựng tạm bợ, ẩm thấp, có nhiều đêm đang nằm ngủ thì cơn mưa rừng ập về, lán trại lênh láng nước, vợ con lẫn đồ đạc ướt lướt thướt, gã đã ôm mặt khóc hối hận và chua xót. Nhưng càng khó khăn, gã càng nhẫn nại, động viên vợ con quyết tâm làm lại cuộc đời.

Một năm sau, vượt qua mọi hồ nghi, vườn rừng của gã đã bắt đầu xanh lá. Thấy hiệu quả, người dân đã tìm đến đặt mua cây giống từ gã để phát triển rừng. Chỉ trong thời gian từ năm 1995 đến 2006, Phan Bá Giang đã trồng mới được trên 150 ha cây bạch đàn và keo lai, phủ xanh toàn bộ “bãi chiến trường” do khai thác đá đỏ để lại. Không chỉ cho mình, gã còn tính chuyện đầu tư cho các hộ gia đình khác để cùng nhau hưởng lợi.

Ngoài việc “trả nợ rừng”, gã còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động có thu nhập ổn định ngay ở vùng núi này. Phan Bá Giang tâm sự, thời kỳ đánh dấu anh trở lại với cuộc sống lương thiện đúng nghĩa là khi anh cho thu hoạch 30 ha rừng đầu tiên vào năm 1998, thu về trên 3 tỷ đồng. Từ đó đến nay, gia đình gã nói riêng và cả xã Châu Bình của gã đã sống êm ấm nhờ đến rừng xanh. Lần này, không phải khai thác bừa bãi mà hưởng thụ từ chính sức lao động của chính mình bỏ ra.

Quan trọng hơn, Phan Bá Giang đã từ đi đầu, vận động đến hỗ trợ người dân để phủ xanh đất trọc đồi trống, hàng chục quả đồi mới hôm nào còn tan hoang sau “cơn lốc” đá đỏ thì nay đã một màu xanh tràn căng sức sống. Giờ đây, về lại “công trường đá đỏ” năm nào, không còn nghe người ta rỉ tai nhau về những giai thoại nữa mà thay vào đó là những ngợi ca dành cho Phan Bá Giang, một thời trác tán, một thời ăn chơi nay đã biết tu thân lập nghiệp, không chỉ hạnh phúc với gia đình nhỏ, ba đứa con đã và đang học đại học mà còn sẵn lòng giúp đỡ người khác trong lúc khốn khó. Đó cũng là cái nghĩa khí giang hồ trong con người gã còn sót lại.

Tĩnh Nhi
(Phụ nữ today)
Attached Images
 
tonycarter_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.