Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 02-02-2011   #1
dunhillvnld
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
dunhillvnld's Avatar
 
Join Date: Feb 2007
Location: LonDon
Posts: 14,524
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 32
dunhillvnld Reputation Uy Tín Level 1dunhillvnld Reputation Uy Tín Level 1dunhillvnld Reputation Uy Tín Level 1
Default Thách thức chờ đón vị tổng thống nổi tiếng nhất thế giới

Năm 2010 có lẽ là năm khó khăn nhất trong sự nghiệp chính trị của Tổng thống Mỹ Barack Obama tính đến thời điểm này. Ông chủ Nhà Trắng đă phải rất chật vật mới tập hợp được đủ sự ủng hộ cần thiết cho kế hoạch cải cách y tế mang đậm dấu ấn cá nhân của ông.

Tổng thống Obama.
Đặc biệt, Tổng thống Obama và Đảng Dân chủ cầm quyền của ông đă phải hứng chịu thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi tháng 11. Uy tín của ông liên tục giảm sút. Tuy nhiên, trong những ngày cuối cùng của năm 2010, báo chí Mỹ đă liên tục nói về sự trở lại của Nhà lănh đạo Mỹ. Liệu đây có phải là sự mở đầu cho một năm mới tốt đẹp cho Tổng thống Obama hay không?

Một số nhà phân tích cho rằng, Tổng thống Obama đă có sự trở lại ngoạn mục trong thời gian gần đây. Từ một vị Tổng thống đang suy yếu do đảng của ông bị mất quyền kiểm soát Hạ viện, Tổng thống Obama đă lật ngược t́nh thế, trở thành vị tổng chỉ huy đầy sức mạnh khi vượt qua mọi khó khăn để giành được một số thắng lợi. Ông đă thành công trong việc kéo dài chính sách cắt giảm thuế được áp dụng từ thời chính quyền Bush, đạt được một thoả thuận thương mại tự do với Hàn Quốc và đặc biệt thúc đẩy được Thượng viện thông qua Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí chiến lược (START) mới với Nga.

Nhà phân tích Charles Krauthammer, người đầu tiên nói về “sự trở lại” của Tổng thống Obama, cho rằng ngày luật thuế được thông qua sẽ đánh dấu ngày đầu tiên trở lại của ông Obama nếu ông tái đắc cử nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên, liệu có đúng là ông Obama đang thực sự trở lại, đang thực sự hồi sinh sau những thất bại năm 2010 th́ vẫn đang là một câu hỏi bởi trên thực tế, một loạt thách thức đang chờ đợi ông Obama ở phía trước.

Chướng ngại vật mang tên Đảng Cộng hoà

Trong bối cảnh thuận lợi là sự bất măn của cử tri Mỹ với t́nh h́nh kinh tế tŕ trệ và tỉ lệ thất nghiệp cao, Đảng Cộng hoà đối lập đă vươn lên, chiếm thêm hơn 60 ghế để giành quyền kiểm soát Hạ viện. Đây là sự thay đổi lớn nhất trong Hạ viện Mỹ trong ṿng 50 năm trở lại đây.

Kết quả trên đă đánh dấu sự trở lại của phe bảo thủ nước Mỹ - lực lượng đă thống trị phần lớn chính trường Mỹ kể từ năm 2006. Có thể nói, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2010 là một cơn địa chấn chính trị đối với nước Mỹ khi nó đem đến sự thay đổi đáng kể nhất trong Quốc hội nước này trong nửa thế kỷ trở lại đây. Kết quả của cuộc bầu cử là một chính phủ bị chia rẽ với Tổng thống bị kiểm soát bởi một đảng và Quốc hội bị kiểm soát bởi một đảng khác. Đây chính là thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Obama.

Với việc Hạ viện đang ở trong tay đảng đối lập, con đường phía trước của ông chủ Nhà Trắng sẽ rất khó khăn. Ông Obama sẽ không c̣n có thể dễ dàng thực hiện những chính sách hay cải cách mà ông mong muốn. Thực tế này sẽ buộc Tổng thống Obama phải thay đổi cách thức làm việc trong thời gian c̣n lại trong nhiệm kỳ của ông.

Hợp tác hay đối đầu?

Trong một Quốc hội chia rẽ, cả hai đảng đều sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy thông qua những dự luật mà họ ủng hộ. Trong suốt 2 năm qua, Đảng Cộng hoà luôn bỏ phiếu chống lại hầu hết các sáng kiến của Đảng Dân chủ và họ thậm chí đă được gán cho cái tên “Đảng nói không".

Theo các nhà phân tích, trong những tháng đầu năm 2011, khi những người Cộng hoà c̣n đang phấn khích, họ sẽ bày tỏ quan điểm mạnh mẽ và sự đối đầu sẽ thống trị sân khấu chính trị Mỹ. Tuy nhiên, sau đó, hai đảng Dân chủ và Cộng hoà sẽ t́m cách hợp tác trong vấn đề thông qua các dự luật nhưng chỉ khi người Mỹ yêu cầu điều đó. Lịch sử đă từng cho thấy, cử tri không cử người đến Washington chỉ để căi cọ lẫn nhau trong suốt 2 năm c̣n lại của nhiệm kỳ tổng thống.

Người Cộng hoà có thể hiểu rơ rằng, cử tri không “mua” một Quốc hội không làm ǵ. Với một phần Quốc hội trong tay, Đảng Cộng hoà cũng phải chịu trách nhiệm về những vấn đề của đất nước. V́ thế, nếu như chiến lược nói không mà Đảng Cộng hoà áp dụng trước đây giúp họ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa rồi th́ nó có thể sẽ không phát huy tác dụng trong thời gian sắp tới.

Lịch sử cho thấy, một chính phủ chia rẽ đôi khi lại làm việc rất hiệu quả. Năm 1994, Đảng Cộng hoà đă giành chiến thắng lịch sử trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ bằng cách giành lại quyền kiểm soát ở cả Thượng viện và Hạ viện. Sau một thời gian đối đầu căng thẳng ban đầu giữa Quốc hội và Tổng thống của Đảng Dân chủ Bill Clinton lúc đó, Quốc hội do Đảng Cộng hoà kiểm soát đă chịu hợp tác với Tổng thống và thông qua được nhiều dự luật quan trọng.

Như vậy, để bộ máy chính quyền của Tổng thống Obama làm việc suôn sẻ th́ cần phải có sự hợp tác tốt với Đảng Cộng hoà. Thách thức ở đây chính là việc Tổng thống Obama cần phải làm thế nào để có thể lôi kéo sự ủng hộ của Đảng Cộng hoà. Tuy nhiên, ông Obama cũng cần phải hết sức khôn khéo để tránh làm sao không làm phật ḷng Đảng Dân chủ của ông. Nếu không xử lư tốt mối quan hệ với cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà th́ hậu quả đối với sự nghiệp chính trị của ông Obama sẽ rất lớn.

Obama sẽ gặp khó với chính sách ǵ?

Dù Tổng thống Obama có xử lư tốt mối quan hệ với Đảng Cộng hoà th́ điều đó không có nghĩa là Đảng Cộng hoà sẽ ủng hộ ông ở mọi chính sách. Về chính sách đối nội, theo các nhà phân tích, những lĩnh vực có thể đạt được sự hợp tác của hai đảng nhất là vấn đề cắt giảm thuế và phúc lợi thất nghiệp - hai vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất đến dân Mỹ trong bối cảnh họ vừa thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ những năm 1930.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama sẽ phải đối mặt với khó khăn trong việc bảo vệ thành quả là dự luật cải cách y tế của ông. Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, Đảng Cộng hoà đă thề sẽ t́m cách huỷ bỏ dự luật này. Tuy vậy, các nhà phân tích tin rằng Đảng Cộng hoà sẽ không thể thành công trong việc phá bỏ thành tích này của ông Obama bởi Đảng Dân chủ vẫn c̣n kiểm soát Thuợng viện và Tổng thống có quyền phủ quyết.

Ngoài ra, Tổng thống Obama cũng không thể giải quyết những vấn đề như cải cách năng lượng và nhập cư với Quốc hội mới này.

Dù người Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ không dựa vào chính sách đối ngoại nhưng điều đó không có nghĩa là chính sách đối ngoại của Mỹ không bị ảnh hưởng ǵ. Với Đảng Cộng hoà kiểm soát Quốc hội, chính quyền của Tổng thống Obama sẽ gặp nhiều hạn chế trong việc thực thi chính sách đối ngoại. Ví dụ như, trong quan hệ với Nga, Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Chiến lược của Tổng thống Obama trên chiến trường Afghanistan cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hầu hết người của Đảng Cộng hoà ủng hộ chiến tranh nên nhiều người trong số họ đă chỉ trích kế hoạch rút quân của Mỹ ra khỏi nước này vào tháng 7 năm 2011.


Kiệt Linh - (tổng hợp
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	65213136-vnm_2011_322754.jpg
Views:	16
Size:	8.4 KB
ID:	260101  
dunhillvnld_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.