Nhật Bản đối mặt nguy cơ thiếu 970.000 lao động nước ngoài vào năm 2040 - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nhật Bản đối mặt nguy cơ thiếu 970.000 lao động nước ngoài vào năm 2040
Đồng yen yếu đã làm giảm sức hấp dẫn của Nhật Bản đối với người lao động nước ngoài, điều này có nghĩa là Nhật Bản có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng hơn trong thời gian tới.Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) ước tính vào năm 2040, nước này sẽ cần thêm 970.000 lao động nước ngoài để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Con số này làm nổi bật những thách thức đối với Nhật Bản trong việc thu hút và giữ chân nhân tài người nước ngoài.

Nghiên cứu năm 2022 ước tính Nhật Bản sẽ thiếu hụt 420.000 lao động nước ngoài vào năm 2040. Ước tính mới của JICA cao hơn gấp đôi con số này, trong bối cảnh Nhật Bản dự kiến sẽ thu hút lao động từ các quốc gia châu Á ít hơn.Ước tính mới không tính đến tác động của tỷ giá hối đoái do khó dự đoán biến động trong tương lai.

Tuy nhiên, đồng yen yếu đã làm giảm sức hấp dẫn của Nhật Bản đối với người lao động nước ngoài, điều này có nghĩa là Nhật Bản có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng hơn.

Năm 2019, Nhật Bản đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 1,24%/năm, theo đó Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng khoảng 20% từ năm 2023 lên 704.000 tỷ yen (4.360 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại) vào năm 2040.

Để đạt được mục tiêu này khi lực lượng lao động của Nhật Bản đang giảm sút, JICA ước tính nước này sẽ cần 4,19 triệu lao động nước ngoài vào năm 2030 và 6,88 triệu vào năm 2040, ngay cả khi quá trình tự động hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

Tuy nhiên, dự kiến Nhật Bản chỉ có khoảng 3,42 triệu lao động nước ngoài vào năm 2030 và 5,91 triệu lao động vào năm 2040. Sự chênh lệch này này một phần xuất phát từ việc hạ triển vọng của các nền kinh tế châu Á.

Tăng trưởng kinh tế đến một mức độ nhất định thường dẫn đến sự gia tăng lao động di cư đến các nền kinh tế tiên tiến, vì chi phí đi lại và phí môi giới trở nên hợp lý hơn.

Các nền kinh tế châu Á hiện được cho là tăng trưởng chậm hơn so với năm 2022, nghĩa là lao động của họ dự kiến sẽ ra nước ngoài ít hơn.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, số lao động nước ngoài đã tăng 226.000 người trong 12 tháng tính đến tháng 10/2023, đạt mức kỷ lục 2,05 triệu người.

Các quốc gia cử lao động sang Nhật Bản ngày càng đa dạng, ngoài Việt Nam và Trung Quốc là những quốc gia xuất khẩu lao động sang Nhật Bản nhiều nhất.

Nghiên cứu mới của JICA ước tính sẽ có 225.000 lao động Việt Nam sang Nhật Bản vào năm 2030, tương đương 80% so với trước đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại sau đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động nước ngoài nói chung ngay cả khi dòng lao động từ Myanmar và các nơi khác tăng lên.

Để lấp đầy khoảng trống này, Nhật Bản sẽ phải thu hút thêm nhiều lao động nhưng nước này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khi Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang thu hút lao động để củng cố lực lượng lao động đang giảm sút.

Giữ chân nhân tài là một thách thức khác. Nghiên cứu mới cho rằng 62,3% lao động nước ngoài sẽ rời Nhật Bản trong vòng 3 năm, dựa trên dữ liệu trước đây từ Cơ quan Dịch vụ di trú.

Nhằm thu hút thêm nhiều lao động, Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm 2027 sẽ triển khai chương trình Thực tập sinh nước ngoài cập nhật, cho phép lao động có tay nghề thuận lợi hơn trong việc chuyển đổi sang chương trình dài hạn.

Tuy nhiên, những thay đổi chính sách như vậy không được tính đến trong nghiên cứu mới nhất./.

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 2 Days Ago
Reputation: 43577


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 118,336
Last Update: None Rating: None
Attached Images
 
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,147 Times in 5,135 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 138 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:36.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06446 seconds with 12 queries