Hai mẹ con đang đùa giỡn vui vẻ, như chợt nhớ ra điều ǵ bỗng thằng con chín tuổi nói với mẹ bằng cái giọng so b́ : “Thằng Khôi... sướng...!”. Chị không hiểu: “Sướng sao con?”. Nó bộc bạch: “Ba thằng Khôi hiền... Hay chuyện tṛ, hay giỡn với nó… vui lắm ḱa! Lâu lâu ba nó c̣n chở nó đi coi đá banh, đi chơi ṿng ṿng...”. Chị chợt giật ḿnh: “Con định nói ba con nghiêm khắc quá phải không?”. Nó phản ứng ngay: “Không! Không phải là nghiêm khắc… Ba dữ lắm!”. Chị ngạc nhiên nghĩ, con c̣n biết phân biệt nghiêm khắc với dữ là khác nhau nữa, liền vội vàng xoa dịu: “Đâu có, ba đâu có dữ, ba chỉ hơi nghiêm một tí thôi. V́ ba muốn con trai của ba ngoan và chững chạc ấy mà”. “Không! Mẹ đừng có... binh ba! Mẹ không nh́n thấy mắt ba dữ thế nào đâu. Ớn lắm”. Thằng nhỏ khăng khăng ư ḿnh, nó nói mà mắt đỏ lên, chớp chớp. Chị thấy thương con quá chừng. Quả thật nó nói không sai.
Anh đi công tác thường xuyên chẳng mấy khi ở nhà. Đă vậy, anh lại ít nói, ít cười nên thằng bé không dám gần ba. Mỗi khi có điều ǵ không vừa ư nh́n mặt anh thật dễ sợ, chị c̣n ngán nói chi thằng nhỏ. Từ bé chỉ có mẹ luôn bên cạnh chăm sóc, vỗ về nên nó gần gũi, t́nh cảm với mẹ. Những lúc đó, nó thoải mái cười, giỡn và nói lên ư kiến của ḿnh. Nhưng với ba th́ khác, chỉ cần anh liếc mắt một cái là nó hoảng, chẳng dám hó hé nửa lời. Khi có ba ở nhà, nó như một con người khác: lặng lẽ, sợ sệt, lo lắng... Ba nói ǵ cũng răm rắp nghe dù điều ba nói nó không đồng t́nh hoặc thấy chưa đúng.
Có hôm, buổi tối cơm nước học bài xong, thằng bé muốn qua hàng xóm chơi với bạn một lát cũng không dám xin ba. Chị biết ư rủ con cùng đi mà nó vẫn lấm la lấm lét nh́n ba, rồi th́ thầm với mẹ : “Con sợ ba không cho”. Nghe vậy chị vội nói lớn: “Con học bài xong rồi ra xin ba đi với mẹ một chút cho thư giăn”, rồi chị nắm tay nó dắt ra ngoài, lúc đó nó mới lí nhí : “Con đi chơi chút nha ba”. Có lúc anh ừ một tiếng gọn lỏn, nhưng cũng có khi anh khó chịu: “Chơi suốt ngày!” làm thằng nhỏ xanh mặt!
Con gái của chị đang học lớp 12, tâm sự với mẹ: “Hồi nhỏ con cũng sợ ba lắm, y như em vậy đó. Nhưng lớn con biết con hết sợ rồi, con thấy ba nhiều khi vô lư lắm, cứ thích áp đặt. Con chỉ sợ mai mốt em lớn, nó không c̣n sợ ba nữa, nói nó sẽ không nghe. Hoặc, từ nhỏ ba đă làm “thui chột” hết ư chí của nó th́ lớn lên nó sẽ trở thành người nhu nhược, yếu hèn”.
Thực ra chị đă từng lo lắng, sợ “khoảng cách” mà chồng tạo ra để giữ uy sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí gia đ́nh và tính cách con cái. Rơ ràng mỗi khi anh ở nhà, tụi nhỏ không dám hồn nhiên một cách thoải mái như khi ở nhà với mẹ. Có lần chị đă nói với chồng, nhưng anh gắt: “Cứ dễ dăi riết nó lờn mặt, sao dạy?”. Thế là phải im, v́ chị biết có tranh luận cũng chẳng đi đến đâu, anh là chúa bảo thủ mà. Chính chị cũng cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng khi nh́n mặt chồng huống hồ tụi nhỏ!
Nay lời con gái làm chị phải suy nghĩ. Quả thật con gái chị lớn lên đă trở nên “chai sạn” trước sự khắt khe có lúc vô lư của ba nó. Chẳng mở miệng ư kiến ǵ nhưng nó cứ lẳng lặng làm theo ư ḿnh, c̣n ư ba sao nó kệ. Nhưng thằng nhỏ, vốn tính hiền lành, nhút nhát có phần yếu đuối th́ hoảng sợ, mất hẳn ư chí trước những “thánh chỉ” của ba nó.
Làm sao bây giờ? Chắc chắn phải t́m cho ra cách nào đó để rút ngắn “khoảng cách” này lại, nếu không sẽ quá muộn. Chị nghĩ thế và thấy chính ḿnh cũng cần phải mạnh mẽ, kiên quyết, khéo léo hơn để bảo vệ chính kiến của ḿnh trước đă. Dù thế nào, một “cuộc cách mạng” phải có người… cầm đầu chứ!
VietBF@sưu tập
|