CNBC nhận định, những dấu hiệu “rạn nứt” trên thị trường tài chính Mỹ không giống b́nh thường.
CNBC nhận định, những dấu hiệu “rạn nứt” trên thị trường tài chính Mỹ không giống b́nh thường. Thay vào đó, những ǵ đang diễn ra giống như một vấn đề có sức ảnh hưởng lan rộng. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lăi suất ở mức thấp và nhà đầu tư Phố Wall đều được hưởng thành quả đang thay đổi.
Giờ đây, câu chuyện diễn ra trên Phố Wall là lăi suất cao sẽ được duy tŕ trong thời gian dài hơn. Đây vốn là ư kiến mà nhiều quan chức Fed đă nỗ lực thuyết phục thị trường, song giới đầu tư dường như chỉ mới bắt đầu tiếp thu.
Tâm lư thị trường trở nên lung lay mạnh hơn ở phiên giao dịch ngày 3/10, khi các chỉ số chính đều giảm mạnh và trái phiếu chính phủ tăng lên mức cao nhất trong khoảng 16 năm.
Quincy Krosby, chiến lược gia trưởng toàn cầu của LPL Financial, cho hay: “Khi lăi suất ở mức 0, th́ lợi suất trái phiếu Kho bạc 10 năm lên tới 5%, nhưng giờ đây mọi thứ sẽ phải thay đổi. Chi phí vốn đang tăng lên, các doanh nghiệp cần tái cấp vốn sẽ phải đối diện với mức lăi suất cao hơn.”
Lăi suất tăng mạnh là điều đặc biệt đáng ngại khi các doanh nghiệp Mỹ đang chuẩn bị bước vào mùa báo cáo tài chính.
Krosby nhận định thêm: “Tất cả những điều này đang được thị trường tiếp nhận, mọi thứ đang rất khó khăn.”
Lo ngại về tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Một số diễn biến từ đầu phiên 3/10 đă cho thấy những dấu hiệu rằng đây sẽ là một ngày không mấy suôn sẻ với Phố Wall, khi vừa trải qua một tháng 9 đầy trắc trở.
Tuy nhiên, thị trường bị xáo trộn mạnh khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo, cho thấy cơ hội việc làm tăng mạnh hơn trong tháng 8, trái ngược với dự đoán rằng thị trường lao động đang hạ nhiệt cùng với đó là áp lực tăng trưởng tiền lương giảm bớt.
Do đó, giới đầu tư c̣n ngày càng lo ngại rằng Fed sẽ buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ thêm nữa. Tâm lư đó càng phổ biến hơn trong tuần này, khi 4 nhà hoạch định chính sách của Fed ủng hộ việc tiếp tục tăng lăi suất hoặc nói rằng lăi suất cao sẽ được duy tŕ trong thời gian dài hơn.
Ngoài cổ phiếu, lợi suất của các trái phiếu chính phủ 10 năm và 30 đă đạt mức cao nhất từng chứng kiến khi Mỹ chuẩn bị rơi vào khủng hoảng tài chính.
Krosby cho hay: “Phần lớn nền kinh tế đă tăng trưởng nhờ môi trường lăi suất thấp và lăi suất âm. Giờ đây, mọi thứ đang điều chỉnh để phù hợp hơn với môi trường lăi suất được coi là điều b́nh thường hơn trong lịch sử.”
Việc “làm quen” với môi trường lăi suất “b́nh thường” hơn dường như không phải điều ǵ quá khủng khiếp. Nh́n chung, trước khủng hoảng tài chính, lăi suất trái phiếu 10 năm dao động ở mức trung b́nh khoảng 7%, dù con số này cũng thay đổi theo các đợt tăng lăi suất vào đầu những năm 1980.
Khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp
Nhiều bộ phận của nền kinh tế đang phải đối mặt với rủi ro khá lớn về lăi suất nhưng không bằng các ngân hàng. Đầu năm nay, ngành này đă gặp cơn chán động bởi sự sụp đổ của một số ngân hàng, khi họ nắm giữ quá nhiều trái phiếu chính phủ dài hại sau đó buộc phải bán lỗ v́ bị rút tiền gửi.
Theo Tổ chức Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), trong quư II, các khoản lỗ chưa thực hiện của các ngân hàng lên tới 558,4 tỷ USD, tăng 8,3% so với quư trước. Trong đó, giá trị trái phiếu được nắm giữ đến ngày đáo hạn đạt tổng cộng 309,6 tỷ USD.
Larry McDonald, nhà sáng lập của The Bear Traps Report, một chuyên gia kỳ cựu trên Phố Wall, cho biết con số trên dự kiến có thể c̣n tăng lên. Ông nói, nếu các ngân hàng phải bù lỗ, họ có thể phải phát hành thêm cổ phiếu. Điều này sẽ khiến cổ phiếu của họ rớt giá và có thể là nguyên nhân khiến SPDR S&P Bank ETF giảm hơn 2% ở phiên 3/10.
Ngoài ra, người tiêu dùng Mỹ cũng đang cảm nhận được áp lực từ việc lăi suất cao hơn, từ thanh toán các khoản thế chấp, nợ thẻ tín dụng đến các khoản vay cá nhân. Hơn 36% ngân hàng Mỹ đă thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay trong quư III, tương tự như các đợt suy thoái trước đây.
Đồng thời, những rắc rối ở Washington cũng làm nhiều trái chủ lo ngại về vấn đề nợ công của Mỹ, vốn ở mức gần 120% GDP và chi phí tài chính ṛng cũng đang tăng.
Chưa dừng ở đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng đang dần “rời bỏ” trái phiếu chính phủ Mỹ, khi tỷ lệ nắm giữ của Trung Quốc giảm khoảng 17%, tương đương 175 tỷ USD trong năm qua, theo Bộ Tài chính. Fed cũng đang thực hiện bước đi tương tự, giảm lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc hơn 800 tỷ USD trong chiến dịch thắt chặt kể từ tháng 6/2022.
Lăi suất khi nào sẽ đạt đỉnh?
Hiện tại, nhiều ư kiến cho rằng, trừ khi có điều ǵ thay đổi nhanh chóng th́ kinh tế Mỹ mới tránh được một cuộc suy thoái.
McDonald nói về NHTW: “Họ không thể tăng lăi suất thêm 1 điểm cơ bản nữa. Mọi thứ quá căng thẳng, bước đi như vậy đang gây ra nhiều hệ luỵ.”
Cựu kinh tế gia của Nhà Trắng, Joseph LaVorgna, cũng cho rằng việc tăng lăi suất có thể đă gần kết thúc. Hậu quả tiềm tàng của những động thái thắt chặt sẽ là suy thoái kinh tế và Fed phải mua trái phiếu trở lại.
Ngoài ra, thị trường lao động hạ nhiệt hoặc một số dấu hiệu “rạn nứt” khác trong nền kinh tế có thể sẽ khiến Fed không tăng lăi suất thêm nữa, tạo tiền đề cho môi trường lăi suất thấp hơn.
Ông LaVorgna cho hay: “Bệnh nhân, tức là thị trường tài chính, đang không thực sự khoẻ mạnh. Như tôi đă nhiều lần nêu ư kiến, Fed có thể đă đi quá xa, quá nhanh trong thời gian quá dài. Nhưng cuối cùng họ sẽ phải ‘quay đầu’.”
VietBF@ Sưu tập